ĐỒNG LƯƠNG CHO NGƯỜI CÔNG NHÂN GIỜ THỨ 11

ĐỒNG LƯƠNG CHO NGƯỜI CÔNG NHÂN GIỜ THỨ 11

(Chúa Nhật 25 TN A 2023)

​Thời nào cũng có bất công; và hầu hết, phần thiệt thòi từ những bất công đó luôn biếnnhững kẻ nghèo nàn, thấp cổ bé miệng thànhnạn nhân, như Thánh Vịnh 10 đã nêu:

Kẻ ác kiêu căng đuổi bắt người nghèo khổ: (…)

 phục cạnh xóm làng

giết trộm người  tộimắt rình ai yếu thế. (Tv 10,2.8)

​Nhưng tác giả Thánh Vịnh nầy lại nêubật lòng đạo đức thẳm sâu của “người nghèo”, những than phận anwim, những kẻ luôn biếtđặt trọn niềm tin cậy vào Chúa:

Người yếu thế giao phó đời mình cho Chúa,

kẻ mồ côi được chính Chúa phù trì….

Lạy ChúaNgài nghe thấy ước vọng của kẻnghèo hèn;

Ngài cho họ an lòng  lắng tai nghe họ,

để bênh kẻ mồ côi  người bị áp bức,

khiến cho kẻ mang thân cát bụichẳng cònkhủng bố ai. (Tv 10,14-15.17-18).

​Riêng đối với những kẻ gian ác, bấtlương, đối xử bất công với anh em đồng loại, thì Thiên Chúa không ngừng cảnh báo: Hãytìm Chúa khi còn tìm đượchãy kêu cầuNgười khi Người còn ở gầnKẻ gian áchãybỏ đường lối mình kẻ bất lươnghãy bỏnhững  tưởng mìnhhãy trở về với ChúathìNgười sẽ thương xóthãy trở về với ThiênChúa chúng ta,  Chúa rộng lòng tha thứ.” ( 1, sách ngôn sứ Isaia).

​Như vây, có thể nói được, sứ điệp phụngvụ của Chúa Nhật 25 thường niên (A) hômnay là một thúc nhắc cộng đoàn Kitô hữu: lộtbỏ mọi biểu hiện của đố kỵ, kiêu căng, phânbiệt đối xử…, và hãy biết noi theo lòng nhânhậu của Thiên Chúa, mở rộng cõi lòng đónnhận lẫn nhau bằng thái độ nhân từ quảng đại; sẵn sàng bao dung đón tiếp mọi anh chị emcho dù họ yếu đuối bất toàn.

Vâng, Chúa Giêsu đã trình bày chândung của một Thiên Chúa không “đóng cửacài then” ở trong “cung cấm nước Trời”, màsẵn sàng “đi ra”, không phải một lần, mà gầnnhư liên tục: sáng sớmgiờ bagiờ sáugiờchín giờ thứ mười một ! Ngài đích thân“cúi xuống” những thân phận “kém may mắn” và “bị loại trừ” chắc chắn vì một lý do “hạn chế” nào đó (sức khỏe, thông minh, nhansắc, trí tuệ, tuổi tác…) để phải bị cảnh “không  ai thuê chúng tôi”, và phải dài hơichực chờ trong thấp thỏm lo âu đến khi mặttrời ngã bóng. Vâng, như cách diễn tả củaChúa Giêsu trong dụ ngôn Tin Mừng hômnay, họ chính là những công nhân giờ thứ11”hạng “công nhân” mà chỉ còn chút hyvọng nhỏ nhoi cuối cùng là lòng thương xótcủa một ông chủ giàu có, rộng lượng và biếtxót thương ! Và họ đã không thất vọng khi“Ông Chủ” đó đã xuất hiện và ngỏ lời: Cácngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta”. Bao nhiêu “ơn gọi” trong Hội Thánh đều khôngphải diễn ra như thế sao ! Một Môsê ngọngnghịu, một Đavít nhỏ con, một Giêrêmia nhútnhát, một Phêrô dốt nát nóng nảy, một Phaolôcực đoan nghịch thù… nào chẳng phải đều lànhững công nhân giờ thứ 11” được chọn gọiđi làm “vườn nho ơn cứu độ” đó sao ! Chúngta đây nào có khác gì !

Thế nhưng sứ điệp Lời Chúa hôm nay không chỉ dừng lại ở chiều kích “ơn gọi cánhân” mà còn mở ra viễn tượng “ứng xử cộngđồng” . Thật vậy, ở ngay giữa nhiều cộngđoàn chúng ta đây (đời tu hay đời thường) vẫncòn thấp thoáng đâu đó những con mắt lườmnguýt có đuôi, những cái nhép môi khinh thị, những cú nhíu mày nhăn trán bất bao dung, đố kỵ, phê bình chỉ trích, kết án loại trừ… ném về phía những người thuộc hạng côngnhân giờ thứ 11 !

– Họ  “công nhân giờ thứ 11”  họ không dân “đạo gốc”  chỉ  dự tòng-tân tòng.

– Họ  công nhân giờ thứ 11”  đang rối vợrối chồnghôn phối lăng nhănggia đình lủngcủng

– Họ  công nhân giờ thứ 11”  họ quá bầnhàn rách nát, suốt ngày lam lủ với miếng cơmmanh áo, không giúp được  cho giáo xứcho cộng đoàn.

– Họ “công nhân giờ thứ 11”  họ  nhữngngười bình dân học vụ”, một chữ cắn làmđôikhông sắckhông tàikhông tiềnkhôngthế...

Vâng, trên công trường của Giáo Hội, trong Vườn Nho của Thiên Chúa hôm qua cũng như hôm nay và mãi mãi vẫn đầy dẫynhững anh chị em  những người đến trễ”,  “những công nhân giờ thứ 11” như thế. Đểdạy cho người Do Thái khi xưa và để nói vớicộng đoàn chúng ta hôm nay, dụ ngôn Tin Mừng đã trình bày cách ứng xử khác thườngcủa Thiên Chúa: Một Thiên Chúa không phânbiệt đối xử, không “kén cá chọn canh”, khôngthiên tư tây vị… Mỗi ngườisớm hay muộnđúng giờ hay đến trễcũng đều lãnh được mộtđồng như nhau của lòng thương xótmột đồngnhư nhau của phẩm giá làm con !

Phải chăng, ngụ ý của dụ ngôn nầy đãquá rõ để chúng ta hiểu và gắng công thựchiện:

– Hãy ngước lên Thiên Chúa để học mãi bàihọc kính trọng  yêu thương anh em nhưchính mình.

– Hãy trông về anh em xung quanh  biết sẻchia, cảm thôngđón nhận nhau trong nghĩatình huynh đệ.

– Hãy nhìn vào chính mình để luôn khiêm hạbiết ơn  dán than hết mình cho công cuộccủa Nước Trời.

​Hội Thánh hôm nay quả thật đang cầnnhững kitô hữu như thế để gương mặt HộiThánh luôn xuất hiện như một “Vườn Nho” tươi tốt xanh mơ, với đầy muôn kỳ hoa dịthảo; một “công trường luôn đầy ắp tiếng cườivui niềm nở của những người thợ đang hếtmình chung tay xây dựng trong tình nghĩa anhem”…, như cách cảm nhận của một bài thơ:

Vườn Nho Cha đủ muôn dân bách tính,

Kẻ nửa mùangười đến trướcđi sau.

Khố rách áo ômtrí thức sang giàu,

Bệnh hoạntật nguyềnnghèo hèntội lỗi

Một đồng thôi”, dẫu  người đến vội,

Lương bổng hồng ân Chúa muốn chia đều.

Muốn hết mọi người ai cũng được yêu,

Dẫu   “người công nhân đến trễ” !.

​Và để làm được điều đó, Thánh Phaolôqua thư gởi giáo đoàn Philipphê lại chỉ chochúng ta một con đường, hay đúng hơn, mộtniềm xác tín từ kinh nghiệm bản thân: “Đốivới tôisống  Đức Kitô  chết  một mốilợi”; và đồng thời ngài cũng mang đến mộtlời khuyên cơ bản: “Anh em phải ăn ở làmsao cho xứng với Tin Mừng của Đức Kitô” (BĐ 2). Nếu mỗi người đều xác tín và thựchành lời khuyên dạy đó, thì yên tâm, cho dùchúng ta có yếu đuối bất toàn làm sao, có “lỡdại đi hoang xa cở nào”, nếu thật sự ăn nănsám hối quay về, như một tên công nhân đếntrễ tận giời thứ 11”, thì Chúa vẫn thương đónnhận vào vườn nho để cuối cùng cũng sẽ nhậnđược một đồng lương hậu hĩnh. Amen.

Trương Đình Hiền