Thánh-kinh và vấn đề chia sẻ .

P.Trần Văn Nam

bibleKinh Thánh : Những Thư-tịch đã được sưu tập lại thành một qui -điển, tức là những văn –thư được lấy làm qui-luật cho Đức-Tin và Đời-Sống,bởi đã giữ lại những lời Mặc-Khải cuả Thiên-Chúạ . Đó là những sách được gọi là Cựu-Ước và Tân-Ước.
Những Sách Thuộc Về Kinh-Thánh :
A)Cựu-Ước : Những sách thuộc về giao-ước cũ . Có hai qui- điển :
I) Quy-điển Hipri (Các sách viết bằng tiếng Hipri) gồm có 5 quyển :
1)Lề luật hay ngũ-kinh : một cách liên tục lịch-sử cuả dân Israel từ khởi thuỷ vũ-trụ cho đến khi Môse chết ,gồm có :
a)Kinh Khởi-Nguyên và Xuất-hành(Genesis,Exodus ) :Lịch-sử về thời sơ khai .Căn nguyên thành-lập Dân-chúa và trốn khỏi Ai-Cập.
b)Kinh Lê-Vi (Leviticus) : Hoàn toàn pháp-chế gồm những nghi-thức tế -lễ,phong chức,luật lệ thanh-sạch và uế-tạp,luật thánh-thiện…
c)Kinh Dân-Số (Numeri ) :Qui luật hoàn bị hoặc chuẩn bị cho việc lập cư
d)Kinh Thứ-luật (Deuteronomium):Bản dân-luật và luật Tôn-giáọ .Làm nổi bật ý nghiã tôn-giáo cuả các biến cố,nhấn mạnh tầm mức của lề-luật và thôi thúc dân trung tín .
2)Các Tiên tri (Prophets):Gồm các loại sách lịch-sử cuả các Tiên Tri như sách Yosua (Israel chiếm đất Hứa)Sách Thẩm Phán (Judices) hai sách Samuel,hai sách các Vua (Reges)
3)Các loại sách viết :
a)Thánh vịnh (Psami) Những bản kinh hát hát ở Đền Thờ .
b) Yob : Suy về phúc hoạ và lành dữ .
c) Cách ngôn (Proverbia ) Châm ngôn cuả các hiền nhân Israel.
d) Rut : truyện đạo đức.
e)Diệu ca (Cantica Canticorum )
II) Qui-Điển Hylap.(Các sách dịch hoặc viết bằng tiếng Hylạp,được gọi là Cựu-Ước theo tiếng Hylạp:Do sự đông đảo của Bang Do-Kiều ở Alexandria năm 331 trước kỷ nguyên cần đến một bản dịch Kinh-Thánh (Kinh Thánh Hy-Lạp gồm tất cả Kinh Thánh Hipri và còn thêm những sách trong loại “thư trước” )từ đó Qui điển Hipri được người Do thái chuyển qua tiếng Hy-lạp được mệnh danh là bản dịch Baỷ Mươị(gần 70 curabbi dịch qua tiếng Hy-lạp )

B)Tân-Ước : Những sách thuộc Giao-Ước mớị Gồm 4 pho (27 văn thư ) thành một Bộ mang tên Tân-Ước hay nói rõ hơn Kinh-Thánh cuả Giao-Ước Mới được viết ra với mục đích dẫn-dắt tín-hữu .
I)Sách nói về Đời Chúa Giê-Su : Các lời Ngài nói,việc Ngài làm,gọi là sách Tin Mừng(Phúc-Âm ).Tin Mừng theo thánh Mathêo ,Marcô,Luca,Yoan .
II)Công-Vụ Tông Đồ : cho biết những việc mà các Tông-đồ (Phêrô và PhaoLô)đã làm để lập Hội-Thánh.
III)Thư cuả các Thánh :(nhất là Thánh Phaolô) Các Tông-đồ đã gửi thư riêng và thư chung đến Cộng-Đồng dân Chúa với mục đích dẫn-dắt và đào-tạo Cộng-đoàn
sống theo ơn Chúa kêu gọi đồng thời đề phòng chống lại những lầm lạc gây tổn thương lòng đạo chân chính đương thời .
IV)Sách Khải Huyền cuả Thánh Gioan : Uỷ lạo ,khuyến khích tín-hữu kiên tâm chịu đựng vì Chúa , dưới thời Đế-quốc Rôma muốn diệt đạo Chúa .
Tân-Ước không là lịch-sử cuả một nhóm người,một cộng-đoàn,nhưng tiên vàn mọi sự,Tân-Ước là Sử-hạnh cuả một nhân vật : Chúa Giê-Su .
Tân-Ước là sách của Hội-Thánh : đã phát xuất làm một với Hội-Thánh(không những là sách dạy dỗ Hội-Thánh,mà cũng đã phát – xuất từ giưã Hội-Thánh và được thành hình làm một với Hội-Thánh)-Cho ta biết Hội-Thánh vì Tân-Ước là lịch-sử cuả Hội-Thánh.
Tân Ước là Tin Mầng của Chúa Kitô,nói về Bản-Thân và Sự-nghiệp cuả Chúa Kitô .
Kinh Thánh Trong Đời Sống Giáo-Hội .
Giáo-Hội luôn luôn tôn kính Thánh-Kinh, như tôn kính ngay chi thể của Thiên Chúa vậy .Vì lời Chúa và chi thể Chúa Kitô mà Giáo-Hội không ngừng nhận và dâng Bánh Hằng Sống cho Đức Tin,đặc biệt nhất là trong Hiến-tế. Vì Thiên Chúa từ trời cao đến với con cái Người với một tình yêu bao-la và nói với họ trong những quyển sách Thánh đó .Sức mạnh và quyền năng trong lời Chúa quá bao la,đến nỗi giữ được mãi sự nâng-đỡ và nghị lưc cuả Giáo-Hội,tồn tại maĩ Đức-tin mạnh-mẽ cuả con cái Giáo-Hội,cuả ăn thiêng liêng, giòng suối tinh khiết và vĩnh-cữu cuả đời-sống Giáo-Hộị .
Đức tin, chính nó phải được thể hiện bằng việc Đọc và Suy-Niệm lời Chúa,
Vì “KHÔNG BIẾT THÁNH-KINH LÀ KHÔNG BIẾT CHU’A KITÔ “

Chia Sẻ Thánh-Kinh : Là Lớn Lên Trong Đức-Tin
Tại sao phải chia sẻ Thánh-Kinh?
Chúng ta chia sẻ Thánh kinh vì mỗi một chúng ta như có những điều để cho và chia sẻ với những người khác về Đức-tin, về sự tin tưởng trong Chúa Kitô, Đấng Cứu-độ chúng ta, về những kinh nghiệm trong đời sống được mặc khải trong Thánh-Kinh.
Chúng ta có trách nhiệm truyền bá Đức-tin cho những người khác . Đây là điều mà Giáo-hội sơ khai đã bắt đầu . Các Thánh Tông-Đồ đã chia sẻ Đức-tin cuả các Ngài trong Chuá Giê-Su với các dân-tộc khác. Vậy,trong những buổi nhóm họp để cùng nhau chia sẻ Thánh-kinh;như vậy chúng ta cũng đã tiếp tục làm công việc cuả các Thánh Tông-Đồ xưạ . Chúng ta nối tiếp gương lành đã được thiết lập do Giáo-Hội gần kề với thời-đại Chúa Giê-Sụ .Vậy Chia Sẻ Thánh-Kinh,Suy-niệm và Sống Lời Chúa,đó là làm cho mỗi người tăng thêm Đức-tin,niềm hy-vọng và tình yêu mến để đốt nóng tâm-hồn bằng những lời chân thật và yêu-thương của Thiên-Chúa .
Chúng ta Chia sẻ Những Điều Gì ?
Kinh Thánh không phải chỉ là một cuốn sách. Đó là một bộ sách gồm nhiều quyển, đã được biên soạn qua nhiều giai-đoạn, thời -gian, không-gian cuả nhiều nền văn-hoá, nhiều tác giả khác nhau qua những thời đại đã góp phần vào toàn bộ
Thánh-kinh. Các tác giả đã cùng nhau mặc khải cho chúng ta Tình-yêu bất–diệt cuả Thiên-Chúa . Một cách thông thường, chúng ta cố gắng đọc toàn bộ cuốn sách từ đầu đến cuối, ở đây chúng ta sẽ thấy với những đoạn lựa chọn trình bày những đề mục căn bản về sự Mặc-Khải tình-yêu của Chúa mà thôi .

Taị Sao Chia Sẻ ? Tại Sao Lại Không Học Hỏi Thánh Kinh ?
Nhiều người trong chúng ta đã không ngần ngại tham dự những nhóm học hỏi mà mục đích của nó là để học Kinh-Thánh ,lịch-sử Kinh-Thánh,ý-nghiã Kinh-Thánh và để tra cứu như những nhà thần-học về những sự chú-thích khác nhau . Đây là điều tốt,nhưng có điều thường xảy ra là các nhóm hay thắc-mắc(liên-hệ) về quan-niệm,ý-tưởng và những cuốn sách về Thánh-Kinh,hơn là đi sâu vào Lời của Thánh-Kinh : Chúa Giê-Su đã chết để cứu thoát chúng ta từ tội-lỗi và dẫn chúng ta về Vương-quốc Thiên-Chúa . Đây là Tin-Mừng,và trong đời-sống mỗi một tín-hữu phải tin . Đức–tin sẽ giải thoát chúng ta,vậy thi chúng ta trau dồi Đức-tin qua sự chia sẻ Đức-tin .

Mỗi Một Người Nên Sữa Soạn Như Thế Nào ?
Nếu muốn cho nhóm chia sẻ được thành công,thì điều cần thiết là mỗi một người nên hiệp-lực lại,và phải có thời gian sửa soạn. Về vấn đề này,mỗi một người sẽ phải tìm dịp thuân lợi,khôn khéo trong việc xử dụng thời-gian đây cũng là điểm quan trọng . Tại sao lại không cố gắng việc này ? Hãy lấy cuốn Thánh-Kinh và giữ trong tay và cầu nguyện;rồi đọc đoạn văn đươc bàn thảọ . Bỏ sách xuống và dành một ít phút suy nghĩ và cầu nguyện về đoạn sách đó . Hãy đọc đi đọc lại đoạn văn đó vì có thể chúng ta chia trí muốn để ý đến đoạn khác và trước khi chúng ta nhóm họp để chia sẻ ,nên đọc lại đoạn văn đó một lần nữa (ghi nhớ tư tưởng đó và những thắc mắc ) .

Mỗi Một Lần Nhóm Họp Nên Như Thế Nào ?
Mỗi một lần họp chia sẻ,chúng ta nên theo hình thức chung : Nên Cầu-nguyện đầu và cuối buổi họp. Nếu các nhóm viên đến phiên lượt chuẩn bị cầu nguyện thì bạn sẽ tìm thấy được điều gì sung mãn và thay đổi mà cộng-đồng Kitô sống trong đó. Cầu nguyện tự nhiên và Chúa Thánh-Thần sẽ duy trì buổi họp sống động trước sự hiện diện cuả Thiên-Chúa . Mỗi một buổi nhóm nên xây dựng trên sự học hỏi riêng về đoạn sau (kết) cuả mỗi đoạn Phúc-Âm được chia sẽ . Từ 8 đến 12 người đến để chia sẽ tâm tưởng họ trong ý-nghĩa của đoạn Phúc-Âm. Đặt câu hỏi : Tác giả cố gắng truyền đạt điều gì ở thời đó ? Ngày nay có ý-nghiã gì ?Bạn có kinh nghiệm về điểm này trong đời sống riêng cuả bạn không ?Những ý tưởng giống nhau được tìm thấy ở đâu trong Thánh-kinh? Mỗi một người nên chuẩn bị đọc và suy nghĩ về đoạn văn . Và để cho Chúa Thánh-Linh tác động trong cuộc bàn thảo kết quả tốt đẹp . Bạn nên nhớ đây không phải là một lớp học,và đừng ngạc nhiên nếu có một vài điều cố chấp lạ lung. Sau mỗi buổi nhóm chia sẻ nên cầu nguyện cám ơn .

Việc Làm Cuả Trưởng Nhóm Chia Sẻ .

Trưởng nhóm bắt đầu đọc lớn tiếng ,rõ ràng bài chia sẻ và dâng lời cầu nguyện riêng để xin Chúa hướng dẫn. Có thể bắt đầu cuộc thảo luận bằng cách nêu lên một trong những câu hỏi bàn luận . Điều này không phải luôn luôn cần thiết,tuy nhiên nếu có điều gì trùng ý với nhóm viên ,thì tạo điều kiện thông qua. Trưởng nhóm nên thay đổi hóa hình thức các cuộc họp nhóm và nên cố gắng giữ cuộc chia sẻ Kinh-Thánh và trọng-tâm Phúc-Âm và nên cố gắng đào sâu sự trao đổi ý kiến,trả lời cuả môĩ người hiện diện. Nếu có những câu hỏi chưa có ai trả lời được,trưởng nhóm nên tìm hiểu,nghiên cứu hay trình bày với các vị Tu-Sĩ hầu vấn đề đó sẽ được giải đáp trong phiên nhóm saụ . Tuy nhiên hẳn cũng chưa phải chỉ có các linh-mục,các nhà tôn-giáo,các nhà thần-học mới có thể nghĩ về Thiên-Chúa,Chúa Giê-Su và Giáo-Hộị Chúng ta là con Thiên –Chúa được tràn đầy Chúa Thánh-Linh qua phép rửa tộị Chúa Giê-Su đã phán :”Ở đâu có 2 hay 3 trong chúng con họp lại trong danh Ta,thì ở đóTa ở giữa các con “. Khi chúng ta họp nhau để chia sẻ Đức-Tin trong Thánh-Kinh chúng ta nên được hướng dẫn đến chân lý ,nhưng không nên bị ám ảnh . Nếu có một vài đoạn chứng tỏ là khó hiểu,hay có ý tưởng cao siêu về ý-nghiã thì chúng ta nên ngừng lại và cầu nguyện. Hãy nhớ rằng : không có ai luôn luôn hiểu biết mọi sự một cách hoàn hảo đâu . Sự mầu nhiệm sẽ tồn tại mãi . Ca tụng Thiên-Chúa nhờ vào Lời của Ngài và xin Ngài tiếp tục hướng dẫn chúng ta,Ngài sẽ nhận lời .

Hướng Dẫn Nhóm Chia Sẻ Thánh-Kinh :
I)Thành Lập Nhóm:
1) Nhóm nên thành lập không qúa 20 ngườị .Nhưng chắc chắn con số từ 10 đến 12 người sẽ có mặt thường xuyên trong các buổi nhóm .(điều này ta nên tránh ,đừng tạo ra tiền lệ,nên cố gắng họp đầy đủ ,ngoại trừ lý do vắng mặt chính đáng được báo trước).
2) Mỗi nhóm nên có một trưởng nhóm . Mỗi buổi nhóm chia s, nên thay phiên chức vụ này để mọi người trong nhóm nổ lực làm việc.
Trưởng nhóm nên : * Hoạch định buổi nhóm
* Giới thiệu bài đọc chia sẻ
* Hướng dẫn cuộc bàn thảo
* Khuyến khích ,duy trì sự tham dự một cách cởi mở trong
cuộc bàn thảo,để mọi người cùng nhau đóng góp cuộc
chia sẻ thêm sung túc.
• Cung cấp những câu hỏi gợi ý để cuộc họp thêm phần hứng
khởi .
3) Hằng tuần nhóm họp ít nhất 1 hay 2 lần ,nhưng phải có 1 lần một
tuần. Mỗi buổi nhóm 1giờ30 đến 2 giờ tại một địa điểm thoải mái,thuận tiện.
4)Cung cấp phương tiện giao thông giữa các nhóm viên để thông báo cho các nhóm viên nếu vắng mặt để nhắc nhở đi họp .
5)Nên có những cuộc họp giữa các nhóm chia sẻ với nhaụ
6) Hợp nhất trong thánh lễ ngày Chuá Nhật với những nhóm viên.
7) Cầu nguyên cho những người trẻ khi họ sẵn sàng dấn thân gia nhập.
8) Luôn luôn kiên nhẫn tìm kiếm những người mới tham gia vào nhóm. Thành lập những nhóm mới để phát triển thêm nữa .
9) Hãy linh động trong cách tổ chức .
10) Xem xét thật khắt khe tại sao có những khuyết điểm nếu đã từng có
*Ít hoặc quá nhiều nhóm viên
*Không có kinh nghiệm để phát triển
*Có những bàn luận tưởng tượng
*Không đủ số để thành lập nhóm
*Chỉ có 1 hay 2 người điều khiển nhóm
*Không đầy đủ những tin tức mới
*Thiếu học hỏi,nghiên cứu,thiếu mở mang về những ý tương mới
*Không đi sát với Thánh-Kinh.

II) Nội Dung :
1)Cầu nguyện là phần chính trong mỗi lần nhóm họp ,từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc.
2) Đọc và chia sẻ với chính Thánh-Kinh,cũng không phải chỉ những cuốn sách nói về Thánh-Kinh.
3)Căn bản tiến gần đến những đoạn Thánh-Kinh :
* Ý nghiã văn chương của đoạn Thánh-Kinh là gì ?
*Đoạn văn này thích nghi ,phù hợp với những đoạn,từng đoạn
cuả cuốn sách và với toàn bộ Thánh Kinh như thế nào ?
* Ngày nay mang ý nghiã gì?
* Tôi đã trải qua những kinh nghiệm với những sự thật đó
trong đời sống cuả tôi như thế nào ?
*Những đề mục chung hoặc những ý tưởng được nghiên cứu
trong Thánh-Kinh ở đâu ?
4)Mỗi một nhóm viên cần chuẩn bị trước khi họp nhóm :
* Đọc những đoạn Kinh-Thánh cần thảo luận.
* Học hỏi những điều ghi chú và chú giảị
* Sửa soạn tham dự họp nhóm một cách đầy đủ sau khi đã
chuẩn bị những chú-thích và những câu hỏi cần bàn luận.
5) Các nhóm nên bắt đầu với cuốn Tân-Ước .Thứ tự theo Thánh Mathêo,Marco,Luca ,Gioan,……Tông Đồ Công-Vụ,và Thư Thánh PhaoLô . Đặt thời gian giới hạn cho số nhóm viên với một cuốn sách Thánh-Kinh để nghiên cứu tìm hiểu; như thế khi chúng ta thảo luận thì buổi họp sẽ súc tích hơn.
6)Đọc Cựu-Ước trong ánh sáng của Tân-Ước và cần được hướng dẫn
7)Biên soạn danh sách bài đọc bổ túc nếu cần .
Thay lời kết : Thiết tưởng trên đây là những điểm khái quát được nêu lên như một cái sườn để hướng dẫn.Tuy nhiên hẳn cũng chưa phải là tài-liệu, nguyên tắc tuyệt đối cần phải theo một cách khắt khe . Vì có thể chưa thích hợp hoàn cảnh, môi trường, đối tượng; hoặc có thể còn thiếu sót cần bổ khuyết thêm nữa để cho công việc lớn lao : Chia Sẻ Thánh-Kinh được mọi người anh em chúng ta hưởng ứng tích cực,sôi nỗi và lớn mạnh trong Cộng-Đoàn Giáo-Dân. Điều quan trọng là chúng ta nên ý-thức được sự cần thiết cuả việc học hỏi Kinh-Thánh qua hình thức các nhóm chia sẽ Thánh-Kinh để đón nhận Lời Chúa làm Niềm Tin và Hạnh-Phúc không chỉ cho riêng mình mà cho hết thảy mọi người anh em chúng ta, có như vậy chúng ta mới xứng đáng được vinh dự công khai làm Chứng Tá Tin Mừng Cứu Rỗi .
Nguyện xin Chúa Thánh Linh hướng dẫn và ban những ơn cần thiết,hầu việc chia sẽ Thánh-Kinh chúng ta được phát- triển tốt đẹp.

Petrus Trần-Văn-Nam
Biên soạn

 

Leave a Reply