INTER MIRIFICA

ttcg1Vài suy nghĩ về

(Nghị Định Cộng Đồng Vatican II về Truyền Thông)

J.Nguyễn Đình Sang

“Với ơn Chúa giúp đỡ, giữa những khám phá và kỷ thuật kỳ diệu, nhờ tài năng của mình, con người đã khai thác được từ những tạo vật được dựng nên. Với long ưu ái của một ngưòi mẹ, giáo hội đón nhận và theo dõi những gì có liên hệ trực tiếp đến khả năng thiêng liêng của con người và cung cấp cho con người những phương tiện cần thiết mở rộng để truyền thông dễ dàng các tin tức đủ loại, các ý kiên và định hướng”.

Đoạn văn trên là tuyên bố mở đầu nghị định “Inter Mirifica” của Cộng Đồng Vatican II về các phương tiện truyền thông.

Đứng trưóc những ảnh hưởng không nhỏ của các phương tiện truyền thông hiện đại trong thế giới kỷ thuật số ngày nay, giáo hội đặc biệt lưu ý đến những lợi ích cũng như những tai hại khó lường do việc sử dụng chính đáng hay bất chính các phương tiện truyền thông. Nhận định về tầm quan trọng của truyền thông, ngày 4 tháng 12 năm 1963, nghị định (Decretum) INTER MIRIFICA ra đời. Nghị định không ngoài mục đích chuyển đến cộng đồng dân Chúa những huấn dụ của các Nghi Phụ, nhằm nâng cao ý thức và tầm quan trọng của Truyền thông Công Giáo. Thế nên Bốn năm sau đó, Toà Thánh đã chính thức chọn ngày 24 tháng 5 hằng năm (Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống) làm ngày TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO.

Nghi định Inter Mirifica đã được công bố và phổ biến bằng nhiều ngôn ngữ trên thế giới.  Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ xin tóm tắt một vài điểm chính của nghị định và những suy nghĩ cá nhân xin chuyển đến cho cộng đoàn dân Chúa, những ai thành tâm thiện chí, để cùng nhau kiến tạo một xã hội xứng đáng với nhân phẩm con người.

 

1. Chủ chăn và Tín hữu.
Giáo hội đưọc Chúa Giêsu thiết lập là để đem tin mừng cứu rổi đến với nhân loại. Được thúc đẩy để rao giảng phúc âm, giáo hội nhận thức rõ rang không thể thiếu các phương tiện truyền thông để rao giảng sứ điệp cứu rổi của Chúa Giêsu. Ngoài ra việc hướng dẫn các thành phần dân Chúa sử dụng đúng đắn các phưong tiện truyền thông cũng là trách nhiệm của các thành phần lãnh đạo trong giáo hội. Giáo hôi cho phép sở hữu và sử dụng tất cả các phương tiện truyền thông không loại trừ phương tiện nào, Giáo hội giao trọng trách cho các chủ chăn phải có phận sự giáo huấn và hướng dẫn các tín hữu để họ biết sử dụng mọi phương tiện để lo cho phần rổi, thăng tiến bản thân mình cũng như cả gia đình nhân loại.
Giáo dân Công Giáo được giáo hôi giao cho bổn phận phải biến các phương tiện truyền thông năng động theo giá trị Ki Tô giáo, đáp lại ước vọng của nhân loại phù họp với chương trình cứu rổi của Thiên Chúa.
Như vậy Chủ chăn là người cho và Giáo dân là người nhận. Chọn lựa món quà để cho là việc nên và phải làm. Còn thái độ của người nhận và dùng món quà đó như thế nào là quyền của người nhận. Giảng dạy lời Chúa kèm theo gương sang của các chủ chăn chính là món quà quí giá cho các con chiên của mình, Còn các tín hữu đón nhận món quà quí giá, chính là lời Chúa và các sứ điệp của hội thánh qua các chủ chăn của mình. Người Tín hữu Công giáo phải luôn nhớ rằng chúng ta là chứng nhân của truyền thông, mà là chứng nhân thì chúng ta không thể cất dấu những hiểu biết chúng ta nhân được. Trái lại chúng ta phải nhân rộng ra, phải đem cái hiểu biết của mình truyền đạt cho người khác và phải có bổn phận làm cho xã hội quanh mình mỗi ngày một tốt đẹp hơn…
2. Về Luân lý:
Dù xã hội tiến bộ thế nào, vấn đề luân thường đạo lý không thể thay đổi trong suy nghĩ và hành động của con người. Công Đồng Vatican II trong Nghị Định Truyền Thông đã đề cập đến vấn đề cần phải giáo dục hướng dẫn người sản xuất, người phổ biến và cả người tiêu thụ, nói chung cho tất cả mọi người. Trong cái thế giới tự do, quá tải về thông tin, ngườí tín hữu Công giáo có bổn phận dấn thân ngăn chận những tiêu cực về luân lý. Nhất thiết không tham gia, không tuyên truyền và đặc biệt phải chọn lựa phương tiện truyền thông để xem và để nghe.
Đối với những vấn đề được bàn cải sôi động ngày nay, tuyệt đối chúng ta tuân theo lề luật của Thiên Chúa và đường lối đúng đắn của Giáo hội. Chúng ta tin tưởng Chúa Thánh Thần luôn đồng hành với từng tín hữu Công Giáo, và sa tan sẽ không bao giờ có thể lay chuyển đức tin của chúng ta…

3. Quyền Tự do Truyền bá tư tưởng:
“Dimidia veritas, veritas non est!” (Một nửa sự thật không phải là sư thật)
Nghị Định Inter Mirifica đề cập đến quyền tự do truyền bá tư tưởng. Không một thế lực nào được cấm cản và hạn chế quyền này, kể cả việc không được thay đổi hay cắt xén những bài viết của một người dù là dưới danh nghĩa nào. Mọi người có quyền diễn tả và phổ biến tự do ý kiến của mình bằng lời nói chữ viết và hình ảnh, và có quyền tự do được thông tin, không ai có quyền cấm cản từ những nguồn tin ma ai cũng có thể có được.
Sự dối trá phải được loại ra khỏ xa hội loài người. Sự thật phải được tôn trọng và Truyền thông phải thực sự trung thực vì “một nửa sự thật không phải là sự thật”

4. Chống lại những sai trái của luân ly:
Truyền thông Công giáo ngoài việc truyền bá Lời Chúa, còn có bổn phận phải chống lại những sai trái của luân ly. Chúng ta biết rằng làm thinh là đồng loả với tội ác. Mỗi người Công Giáo là một chứng nhân của truỳền thông, mà là chứng nhân chúng ta không bao giờ chấp nhận những tồi tệ của xã hội. Chống lại bằng lời nói, bằng việc làm và bằng các phương tiện truyền thông để làm trong sạch xã hội chung quanh ta, và xây dựng một thế giới thật sự lành mạnh tốt đẹp. Đối với những ý thức hệ trái với giáo huấn của Giáo hội, chúng ta cương quyết không thoả hiệp và dung mọi phương tiện truyền thông để thuyết phục. Chúng ta mạnh dạn tố cáo những sai trái, loại trừ những ai đồng loả, cổ võ, ủng hộ những kẻ hành xử với mục đích bất chính.

5. Người tiêu thụ phải làm gi?
Trước hết người tiêu thự phải có bổn phận ủng hộ các phương tiện truyền thông chân chính, có giá trị luân lý, văn hoá và nghệ thuật thực sự.
Chúng ta khai trừ những tổ chức, những phưong tiện truyền thông làm phương hại đến đời sống thiêng liêng của người Công giáo hoặc làm gương mù gương xấu cho người khác.
Chúng ta loại trừ và tuyệt đối không ủng hộ các cá nhân, tổ chức và các phương tiện truyền thông đi ngược lại với đường lối giáo hôi,
Người tiêu thụ có bổn phận tố cáo với chính quyền những tổ chức truyền thông có đường lối sai lạc để giới thẩm quyền có biện pháp thích đáng.
Nói chung, là những người tiêu thụ Công giáo, chúng ta biết cách sử dụng thời giờ, khả năng và tiền bạc của mình, để hổ trợ những tổ chức chân chính và loại bỏ những cá nhân, tổ chức và các phương tiện truyền đi ngược lại với giáo lý Ki Tô giáo.

6. Bổn phận của người làm truyền thông:
Nhà sản xuất và những người làm việc trong ngành truyền thông phải ý thức trách nhiệm nặng nề của mình trong việc thực hiện và phổ biến. Qua phương tiện truyền thông, ý kiến, tin tức và đường lối phổ biến của họ có thể dóng góp sự đoàn kết, tình liên đới , xây dựng, yêu thương, giữa người với người hoặc ngược lại có thể gây ích kỷ, chia rẽ, hận thù và diệt vong.
Đặc biệt đối với những người trẻ, những người làm truyền thông càng phải ý thức về vấn đề đưa tin qua báo chí, truyền hình hoặc truyền thanh. Chúng ta phải biết rằng những độc giả, khán thính giả ngày nay, thành phần tuổi trẻ chiếm đa số, nên việc chọn lựa những vấn đề cần truyền đạt là một áp lực nặng nề đối với những người làm truyền thông. Những người làm truyền thông Công giáo lại càng có trách nhiệm lớn lao hơn, vì họ phải luôn có trách nhiệm dùng khả năng của mình để loan báo Tin Mừng của Chúa Ki Tô. Chúng ta hãy luôn nhớ lời của Đức Giáo Hoàng Phanxico:”…Những nhà truyền thông tốt thì mang lại vẻ đẹp, tốt lành và chân lý cho mọi người, họ không làm với chiến thuật truyền thông giả tạo hoặc ngụy biện…”

Tóm lại, người giáo dân dấn thân trong ngành truyền thông phải là những chứng tá thực sự của Chúa Ki Tô, chu toàn trách nhiệm của mình với khả năng chuyên môn và tinh thần truyền giáo.
Sang Nguyen

 

Leave a Reply