ĐAU KHỔ và VINH QUANG
ĐAU KHỔ và VINH QUANG
T hời tiết đã thực sự vào xuân. Thời tiết bắt đầutươi mát hơn. Cây cối đang đổi màu xanh mơn mởn và những khóm hoa cũng đang bắt đầu nở rộ, màu sắc rực rỡ. Năm nào cũng vậy, đàn chim én từ phương bắc cũng đã trở về miền nam để tìm lại cái nắng ấm dịu vợi.
Tuy nhiên, thời gian này, cả thế giới đang sống qua những tháng ngày đầy kinh hoàng, đầy đau thương và đầy chết chóc. Ngày ngày, theo dõi TV vàtin tức đều nghe thấy số người chết, số người nhiễm bệnh ngày càng lên cao. Thật là một đại nạn chẳng khác nào như một thế chiến đang xảy ra, một thế chiến mà không thấy đổ máu, lan nhanh từ quốc gia này đến quốc gia khác. Số người chết đến nỗi không kịp chôn cất mà phải hỏa thiêu (!). Số người nhiễm bệnh mà các bệnh viện không có đủ giường để nằm.Đây là một thảm họa do chính con người gây nên, do chính lòng hận thù, tham vọng cao ngất, coi trời bằng vung.
Mùa xuân đến, vườn Ghét-sê-ma-ni, theo luật thiên nhiên, cây cối cũng đang đâm chồi, nẩy lộc.Vườn Ghét-sê-ma-ni, gần chân đồi Cây Dầu, là mộtđịa danh nơi Chúa đã cùng với các môn đệ thường đến đó cầu nguyện. Theo thánh sử Mác-cô: “Sau đó, Đức Giê su và các môn đệ đến một thửa đất gọi là Ghết-sê-ma-ni. Người nói với các ông: “Anh em ngồi lại đây, trong khi Thầy cầu nguyện (Mc. 14:32). Nhưng lần này, Ngài đến đó để cầu nguyện và rồi Ngài sẽ bị một môn đồ phản bội bắt, giao nộp cho quân lý hình, tra tấn, và chịu đóng đinh trên cây thánh giá.
Vườn Ghét-sê-ma-ni, diện tích rộng khoảng 1200 mét vuông. Vườn này, theo tiếng Do thái có nghĩa là “ép dầu”. Mỗi năm, khi đến mùa, những trái ô-liu được hái xuống và được ép ra dầu. Dầu này được dùng để đốt đèn nơi cung thánh đền thờ Ghét-sê-ma-ni và gỗ cây dầu được các tu sĩ dòng Phan-sinh làm tràng hạt.
Bên cạnh vườn này là “Thánh đường của các Quốc gia”, được xây trên đá là nơi mà Chúa Giêsu đãcầu nguyện trong đau khổ trước lúc Ngài bị Giuđa Is-ca-ri-ốt bán nộp Ngài. Trong đêm cầu nguyện, Ngài lo lắng và buồn phiền tột cùng đến nỗi “Lòng xao xuyến bồi hồi , nên Người càng khẩn thiết cầu xin. Và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất” (Lc. 22:44). Trong giờ phút đau khổ này, Chúa Giêsu lo lắng vì sắp phải chịu chết. Đang khi đó, Đức Chúa Cha như ruồng bỏ Ngài, nên Ngài đã than thở gần như tuyệt vọng: “Lạy Cha, nếu con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin vâng ý Cha.” (Mt. 26: 42). Xin hãy cùng chia xẻ và thông phần với Chúa trong những giờ phút đau thương này.
Vườn Ghét-sê-ma-ni đang về đêm nên thật vắng lặng lạ thường. Những con thú đi săn mồi ban đêm đuổi nhau, đạp trên lá khô nghe xào xạc. Những tiếng giun, tiếng dế rên rỉ trong màn đêm cũng góp phần làm cho nỗi sầu lo của Chúa thêm bi thảm hơn.
Hãy tưởng tượng xem, nếu ai trong chúng ta có người thân yêu nhất mà lại phản bội chúng ta, khiến chúng ta phải bị tù tội thì tâm tư chúng ta phải đau khổ đến thế nào! Đàng này, Chúa thấy trước đượcngười môn đệ của mình sẽ phản bội và còn hơn thế nữa, cả nhân loại cũng phản bội nữa. Ngài chấp nhận uống chén đắng mà Chúa cha gởi đến. Ngài không từ chối, không trốn thoát mà vui lòng gánh chịu vì yêu thương thế nhân.
Những ngày này, toàn thể Giáo hội đang sống qua những ngày đau thương, buồn thảm như để hiệp thông với Thầy Chí Thánh Giêsu trước lúc Chúa đi chịu chết. Chúa biết trước những khổ hình sẽ phải chịu. Chúa còn thấy trước bao phản bội, bao tội lỗi của nhân loại vẫn mãi còn xúc phạm cho dù Ngài đã phải hi sinh thân mình để chuộc tội.
Thế nhưng, qua sự đau thương và cái chết nhục nhã của Chúa như là cái giá Chúa Giêsu phải trả trước sự công thẳng của Chúa Cha đối với nhân loại đang ngày càng sa đọa, đốn mạt, hư hỏng. Ngày nay, cứ nhìn quanh chúng ta, dù bất cứ xã hội nào, chúng ta cũng có thể chứng kiến được những gì đang xảy ra. Mọi hành động của con người đều nói lên những thách thức, ngạo mạn truớc tình yêu thương vô bờ bến của Chúa. Nào chuyện giết người dưới mọi hình thức, giết từ trong bụng mẹ cho đến cả người lớn; nào những chuyện gia đình không còn có sự tôn trọng, yêu thương lẫn nhau giữa vợ chồng, giữa con cái.Nhiều phần tử trong gia đình không còn tôn ti trật tự, không còn biết kính trên nhường dưới và muốn đòi bình đẳng và tự do quá quá trớn. Mọi thứ trật tự trong xã hội như đảo lộn. Ai gieo mầm nào thì sẽ gặt quả như thế. “Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu khkông thể sinh quả tốt” (Mt. 7:18). “Vậy, cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai” (Mt. 7:20).
Chúa chịu muôn vàn đau thương và cuối cùng đã chịu chết thay cho chúng ta. “Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian…” Chúa đã chịu chết nhưng cái chết của Ngài không thể bị mai một hay tiêu tan, hư mất. Ngài đã chết đi, nhưng rồi Ngài đã phục sinh, phục sinh trong vinh quang, trong toàn thắng. Ngài đã bị chôn trong mồ nhưng chỉ ba ngày thôi thì Ngài đã phục sinh, như lời Ngài đã hứa. Thánh Phao lô đã nói: “Nếu Chúa Kitô không phục sinh thì những gì chúng ta tin tưởng đều trở thành uổng công, vô ích.” Cuộc đời của Chúa, từ lúc sinh ra, đã mượn hang bò lừa để làm nơi sinh ra, đến khi chết và mai táng, cũng mượn ngôi mộ của người khácđể gởi thân. Cuộc sống của Chúa Giê su có thể ví như cuộc sống của những người vô gia cư: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Mt. 8: 20). Như chúng ta đều biết. số người vô gia cư chỉ riêng ở tiểu bang California là 151 ngàn người! Nếu tính cả nước thì số này lên đến trên 4 triệu, bao gồm những người không nhà cửa, ngủ trong xe, trong lều, hoặc ở những nơi công cộng.
Thân lạy Chúa trời đất, Chúa là Đấng chủ tể muôn loài, là Đấng tạo dựng cao cả, vì đâu mà Chúa phải chịu cực hình, phải chịu chết thay cho loàingười. Phải chăng, vì Chúa quá yêu thương nhân thế, nên đã quên chính thân mình, hi sinh mạng sống để chết thay hầu cứu chuộc con người tội lỗi và đemmuôn người trở về với Chúa.
Chúa đã chịu khổ hình, chịu chết và rồi Ngài đã sống lại trong vinh quang hầu dạy cho loài người biết rằng, không có vinh quang nào mà không qua những khổ đau. Chúa Giê su đã phục sinh, đem nguồn vui khôn tả đến cho nhân loại. Tiếng chuông vang rềnkhắp nơi loan báo tin vui đến cho nhân loại đang khổ đau, đang rên siết vì cuộc sống đầy dẫy những aon khiên, nghiệt ngả.. Tuy nhiên, nhưng đau khổ ở đời chỉ tạm bợ nhưng vinh quang bên Chúa thì đời đời.“Ai gieo trong u sầu sẽ gặt trong hân hoan” (TV 126:5).
Nguyễn Ngọc Thể
(P.S 2020)
Recent Comments