MỘT TRÁI TIM

                                 MỘT TRÁI TIM

Nguyễn Ngọc Thể

Mùa hè rực rỡ đang trở về muôn nơi. Các trường học cũng đang chuẩn bị kết thúc một năm học nữa. Nhiều em, sẽ cùng với gia đình, được dịp đi đó đi đây cho thỏa chí. Tháng 5 vừa rồi, tôi có dịp bày tỏ tâm tình của riêng mình trong bài “Mẹ Muôn Hoa”, nói về các loài hoa, từ những hoa trong vườn cho đến các loài hoa khắp đồng nội. Hoa xinh xắn. Hoa đẹp tươi, biểu tượng hình ảnh Mẹ Maria. Vì thế, ở nhiều nơi có những bài hát dâng hoa lên Mẹ: “Hoa muôn sắc con dâng trước tòa. Màu tươi thắm hương ngát tốt xinh…” Hoa dâng lên Mẹ Chúa Thiên đình. Điều tôi muốn nêu lên ở đây là tháng Hoa kính Mẹ vừa qua đi rồi. Dù vậy, hương sắc của các loài hoa vẫn còn phảng phất, bay tỏa khắp trời, và hình ành Mẹ Maria kính yêu vẫn mãi luôn ngự trịtrong tâm trí của mỗi người con đang còn sống nơi trần thế này, mặc cho thời gian có qua đi, mặc cho thời gian có đổi dời.

​Nay chúng ta lại đón mừng tháng Kính Trái Tim Chúađang đến. Vậy xin nói qua đôi nét về tháng này.

​Phong trào tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu  đã được các tu sĩ dòng Biển đức và Xitô phát động từ thế 11. Cho đến cuối thế kỷ 13, nữ tu Gertrude dòng Xitô được thị kiến dựa vào vết thương Chúa, nghe được nhịp đập Trái Tim Chúa, gây cảm xúc ngây ngất không thể diễn tả.

​Thế kỷ 17, đức tin công giáo bị rung động dữ dội vì tà thuyết Jensen và Tin lành. Nữ tu Magarita Maria Alacoque được thị kiến cách đặc biệt thấy Trái Tim bốc lửa với vòng gai baoquanh và Chúa phán: “Đây là Trái Tim đã yêu thương loài ngườivô cùng, không tiếc gì với họ. Một Trái Tim yêu thương con người, mà chỉ nhận đáp trả vô ơn bội bạc.” Chúa còn truyền làm Giờ Thánh đền tạ Trái Tim Chúa, chịu Mình Thánh mỗi thứ sáu đầu tháng và ủy thác cho hai Lm Dòng Tên Gioan Eudes & Claude quảng bá lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa.

​Trước đây, việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa chỉ trong phạm vi nước Pháp, nhưng từ năm 1856, lễ kính Thánh Tâm lan rộng khắp giáo hội.

• ĐGH Clê-men-tê 13 chuẩn y cho hội đồng Giám mục Balan và Hội Huynh đệ Thánh Tâm Rôma thiết lập lễ kính Thánh Tâm Chúa.

• ĐGH Piô 9 nới rộng việc cử hành lễ Thánh Tâm ngày thứ sáu, sau tuần bát nhật kính Mình Thánh Chúa.

• ĐGH Lêô 13, qua thông điệp “Annum Sacrum”, công nhận việc tôn thờ Thánh Tâm là việc đạo đức hảo hạng và hiến dâng thế giới cho Thánh Tâm Chúa.

• Đức Piô 11 ban thông điệp “Miserentissimus Redemptor” (Đấng Cứu Thế nhân từ).

• Đức Piô 12 công bố thông điệp “Haurietis Aquas” (Hân hoan múc nước)

• Đức Phaolô 6 được bầu lên ngôi Giáo hoàng vào đúng lễ Kính Thánh Tâm Chúa.

• Hai vị Giáo hoàng gần đây nhất là ĐTC Gioan Phaolô 2, đắc cử GH ngày 16/10/1978, nhằm lễ kính thánh nữ Magarita, sứ giả Thánh Tâm Chúa. 

• Vị Giáo hoàng này cũng là tông đồ của Lòng Thương Xót Chúa và Thánh Tâm Chúa. ĐTC Bênêđitô trước khi nghỉ hưu, công bố thông điệp “Deus Caritas est” (Thiên Chúa là Tình Yêu).

• Thánh Lm Năm Dấu Chúa đã nói: “Chúng ta hãy nhớ rằng, Thánh Tâm Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta, không chỉ để thánh hóa chúng ta, mà còn vì linh hồn. Ngài muốn cứu độ các linh hồn.” 1

Nói đến Trái Tim Chúa, chúng ta nghĩ đến hình ảnh của một quả tim. Một trái tim, hình dáng chỉ bằng quả nắm tay của con người, nhưng nếu đem mổ xẻ ra, thì đó chỉ là một khối thịt mềm, có 4 ngăn được gọi là 4 khoang  rỗng. Trong đó, các khoang phía trên gọi là tâm nhĩ trái và phải, các ngăn phía dưới gọi là tâm thất trái và phải. Kể cũng lạ thật.Một khối thịt của trái tim có là gì mà đã có bao người chếtvì nó. Kể từ cổ chí kim, đã có bao người mê mệt vì nó, từ vua chúa cho đến thứ dân, mỗi lần nói chuyện yêu đương, đều có biết bao vấn đề xảy ra. Trái tim chỉ to bằng quả nắm tay, nếu xét về mặt thể chất, nhưng cũng từ đó, trái tim đã gây bao nhiêu oán thù, biết bao câu chuyện tình sử. Suy cho cùng, từ nơi trái tim đó, có cả những “thất tình”, như: H (mừng), N (giận), Ai (buồn), Lạc (vui), Ái (thương),  (ghét), Dục (muốn) 2

​Khi còn là một bào thai nằm trong bụng mẹ, tim của thai nhi bắt đầu cử động ở tuần lễ thứ ba và thứ bốn, và cứ như thế cho đến lúc em bé chào đời cũng như cho đến lúc

chết. Và ai cũng biết, khi tim ngưng đập, có nghĩa là tim không còn bơm máu đi khắp cơ thể được nữa, thì người ta gọi là chứng tim ngừng đập. Theo thống kê, tại Hoa kỳ, mỗi năm có khoảng từ 300,000 cho đến 450,00 ca tử vong vì bị tim ngưng đập, nếu không được chữa trị kịp thời. 3 Lại cũng có những chứng bệnh về tim, mà ai mang bệnh này, cũng rất có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tim lớn, tim nhỏ, tim đập mạnh, tim đập yếu, v.v. tất cả đều đưa đến cái chêt, không lường trước được.

Trong khuôn khô bài viết này, người viết chỉ xin mạo muội nói đến Trái Tim Chúa Giêsu. Mỗi khi chúng ta nhìn lên Trái Tim Chúa, chúng ta thấy gì nơi Trái Tim của Ngài?Nơi Trái Tim ấy, có vòng ai quấn quanh, có ngọn lửa bừng cháy. Vòng gai, Chúa chịu bao đớn đau vì tội lỗi nhân sinh.Ngọn lửa bùng cháy, tượng trưng cho lòng yêu thương sốt mến, dù con cái hằng ngày vẫn còn xúc phạm đến Chúa.Chúa yêu thương chúng ta không lời nào nói cho hết, không bút nào tả cho cùng. “Thầy yêu chúng con lời ai nói cho cùng. Thầy yêu chúng con, Thầy sinh xuống gian trần. Thầy yêu chúng con Thầy ban phát thân mình. Để nuôi chúng con ngày lưu ký  trần gian.” (Lời thánh ca). Chỉ duy nhất có một điều, rất đơn giản, là hãy “lấy tình mà đáp lại tình.” Một mẫu gương của Á thánh Anrê Phú Yên, trước lúc tắt thở, vì bị lưỡi gươm đâm xuyên qua ngực, dù đớn đau tột cùng, máu đỏ tuôn ra, miệng vẫn kêu Tên Cc Trọng Giêsu. Và tâm nguyện của thánh nhân là “Lấy Tình Yêu đáp trả Tình Yêu.” 3

​Phải. Không có tình yêu nào mà không sánh đôi.Nếu nói theo kiều người đời, không có tình yêu nào được gọi là mối tình đơn lẻ cả. Khi hai người yêu nhau, bốn mắt được trao nhau bởi ân tình trìu mến. Những ánh mắt yêu thương đó, khiến cho trái tim của hai người phải rung nhịp,cảm xúc. Chúa yêu thương chúng ta, nhiều lúc Người lại cảm thầy cô đơn, bởi con người quá vô tình tệ bạc, không nghĩ đến Đấng đã yêu thương mình. Nếu chúng ta đến với Chúa nơi nhà tạm, chúng ta sẽ thấy được cảnh tượng này.Chúa hiu quạnh, Chúa đang trông chờ mỗi người chúng ta đến thăm viếng, ủi an. Chúa ngự nơi nhà tạm, tựa như lúc nào cũng mong có người thân yêu hay bạn bè đến thăm.Nếu không một ai đến viếng, tâm sự cùng Chúa, thì Ngài cũng đành câm nín, lặng thinh, mặc cho người thế vô tình quên ơn. 

Một lần nọ, tôi và người nhà đến viếng Chúa  nơi nhà tạm. Lúc ấy, khoảng gần 10 giờ đêm, cũng đã có vài người đang âm thầm quỳ chầu Chúa. Bỗng tôi nghe tiếng khóc nho nhỏ. Tôi nhìn quanh, thấy một chị đang úp mặt nơi ghế quỳ, âm thầm khóc. Chị đã khóc với Chúa, và tôi đoán, dường như chị đang bày tỏ nỗi niềm cuộc đời mình với Chúa. Nỗi niềm đó, có thể là hoàn cảnh gia đình, về con cái, hay cũng có thể là một nỗi buồn khôn tả của chị, khi người thân yêu vừa ra đi vĩnh viễn, hoặc cũng rất có thể là chị đang gặp một mối tình ngang trái (?) Một nỗi niềm sâu kín nào đó mà không một ai để chị có thể trút hết nỗi lòng.Xong, chị ngồi xuống và bắt đầu viết những gì đó trên một cuốn sổ mà chị đã mang theo khi đến với Chúa.

Từ nơi nhà tạm, Chúa Giêsu đã biết và đã lắng nghe hết nỗi lòng của chị, nhưng  có thể Chúa muốn chị hãy cố gắng hơn nữa trong thử thách, trong sầu buồn để được nên giống Chúa hơn. Nơi vườn Cây Dầu, dù có mấy môn đệ đi theoChúa, nhưng chỉ mỗi một mình Chúa sầu buồn, yên lặng trong đêm vắng. Ngài đã tâm tình cùng với Chúa Cha: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha.” (Mt. 26:39).

​Cuộc đời của mỗi người chúng ta, ai không gặp cảnh sầu đau trong một khoảnh khắc nào đó. Có những lúc chúng ta muốn buông xuôi, đến đâu thì đến, mặc cho thế sự xuôi dòng. Ngả lòng trông cậy. không còn tin tưởng vào Chúa nữa, chính là lúc chúng ta cần phải mạnh mẽ hơn, can đảm hơn để cuối cùng chúng ta vượt thắng được những thử thách trên đường đời, và nhờ đó, chúng ta lấy lại được niềm tin, cậy, mến nơi Chúa nhiều hơn.

​Trái Tim Chúa chính là nguồn cậy trông vững chắc cho cuộc sống của chúng ta. Mỗi khi gặp sầu buồn, cũng như những lúc yếu đuối sa ngã, hãy vững tin và đứng dậy mạnh mẽ, đến gần kề Trái Tim Chúa để tìm lại được sự bình an cho tâm hồn, tìm lại được nguồn suối đầy yêu thương của Chúa cho cuộc đời mình. 

Wikipedia

Wikipedia

“Love for love” (A Thánh Anre Phú Yên)