MẮT MÔI ĐÂY, XIN EM ĐỪNG CHỜ.

Chuyện Phiếm đọc trong tuần 29 thường niên năm A 22/10/2017

“Mắt môi đây, xin em đừng chờ”.
Chiếc hôn kia mong em từng giờ
Ngón tay kia xin chớ hững hờ.
Dắt nhau đi về trong đợi chờ.”
(Lê Hựu Hà – Hãy Yêu Như Yêu Lần Đầu)

(Mt 19: 10-12)

Đang yêu nhau, mà sao anh lại cứ ới gọi và nhắn nhủ những câu như: “xin Em đừng buồn!” “Cho em quên đi ngày dài”, “Với bao đêm suy tư miệt mài” và rồi cứ thế, và cứ thế, anh cứ khuyên và vẫn răn, bằng câu hát rất thêm thắt như sau:

“Hỡi em yêu, xin em đừng buồn.”
Có đôi khi anh hay giận hờn. “
Để cho em quên đi ngày dài.
Với bao đêm suy tư mệt mài

Biết bao ngày đã qua.
Biết bao chiều xót xa.
Ngồi đếm những giọt nắng.
Rơi rụng dưới mái hiên nhà.

Người sao chưa đến với ta.
Tình sao chưa thấy ghé qua.
Dù con tim vẫn thiết tha.
Mộng sưa cũng vơi theo tháng ngày.

Hãy cho nhau môi hôn nồng nàn.
Ngỡ mai sau duyên ta muôn màn.
Sẽ không ai cho ta vội vàng.
Mới yêu đây nay sao phủ phàng.

Hãy yêu nhau như chưa yêu lần nào.
Hãy cho nhau yêu thương ngọt ngào.
Hãy đưa nhau về nơi cuối trời.
Dắt nhau đi cùng nhau trọn đời.”
(Lê Hựu Hà – bđd)

Vâng. Quả có thế. Suy tư miệt mài, suốt ngày dài, dù “biết bao ngày đã qua” và những “chiều xót xa” ngồi đếm “những giọt nắng” “rơi rụng dưới mái hiên nhà”, vân vân và vân vân.

Vâng. Đúng như vậy. “Hãy (cứ) yêu nhau như chưa yêu lần nào”. “Hãy (cố) đưa nhau về nơi cuối trời” và rồi “Dắt (dìu) nhau đi cùng nhau (cho) trọn đời”. Ôi chao. Là ý-tứ của thi-ca với âm-nhạc. Ối chà, là ý-tưởng của người đời, với tình yêu.

Tình yêu trong đời, luôn có những mặt sáng chói, chiếu dọi lòng người ở khắp nơi. Dù, con người có ra chai đá đến thế nào đi nữa cũng vẫn còn yêu và cứ yêu. Yêu cho đến chết dù chỉ được sống với nhau, bên nhau theo cách nào đi nữa. Dù, đó có là sống “vầy vậy” hay sống theo cặp có hôn nhân/hôn-thú chính-thức hay không.

Tình yêu đôi lứa, có “vầy vậy” hoặc vẫn sống theo cặp chính-thức như hôn-nhân/hôn-phối hay không, lại vẫn trở-thành vấn-đề thời-thượng, rất hôm nay.

Vấn-đề thời-thượng của người hôm nay, lại đã kích-bốc/nổi lên như diều trên nhiều trang giấy, khiến bạn và tôi không thể không nghĩ đến và không thể không bàn cho ra nhẽ. Vấn-đề, vẫn là những vấn và đáp cho thật nhiều để rồi trở-thành đề-tài bàn thảo suốt nhiều kỳ như ở thị-trường chữ nghĩa của Úc, mấy hôm rày.

Thị-trường Úc, hôm nay, có tác-giả tên là Xavier Symons từng đặt tiêu-đề nổi cộm lại hỏi rằng: “Sao ta lại cứ bất đồng ý kiến về hôn nhân đồng-tính đến là thế?”

Và, ông đã viết gần 5 trang giấy đặt vấn-đề đại để những bảo rằng:

“Tranh-luận về hôn-nhân đồng-tính lâu nay khiến người Úc nổi quạu hơn một thập-niên. Thế nhưng, lời lẽ trong tranh-luận chưa bao giờ huyên-náo như hôm này. Cả phía đối-lập cùng giới ủng-hộ cho hôn-nhân đồng-tính đều nhất-trí với nhau ít nhất điều này: quyết-định là do người trả lời cho cuộc trưng-cầu-dân-ý đều bao-hàm chuyện căn-bản cho xã-hội và văn-hoá Úc.

Người bầu phiếu nói tiếng “Không”, tức: không ủng-hộ hôn-nhân đồng-tính lại đã biện luận rằng: quyền-tự do căn-bản về tôn-giáo sẽ bị đe-doạ trầm-trọng nếu như định-nghĩa hôn-nhân bị thay-thế. Và những người trả lời tiếng “Có”, tức nhất-trí ủng-hộ cho hôn-nhân đồng-tính lại thấy đây là sự sống còn tồn-tại trong việc loại bỏ thành-kiến xã-hội và hành-vi thù-địch với thành-viên cộng-đồng cùng một giới-tính…” (X. Xavier Symons, “Why can’t we agree on same-sex marriage?” Deep currents within our culture keep the opposing sides from communicating with each other, MercatorNet.com 25/9/2017)

Bầu phiếu “Không” hay “Có” cho lắm, người bầu cũng bị rơi vào tình-huống rối bời vì chính mình không nắm được thực-tế của đời người đang diễn-tiến. Diễn-tiến cách xuôi chảy hay khập-khiễng, vẫn là tình-trạng cố-hữu thường xảy ra khi xã-hội người đời đang bị kích-bốc đến khó xử.

Và hôm nay, chuyện khó xử còn thấy thể-hiện ở nhiều địa-hạt và cuộc đời con người. Rõ nhất là, các địa-hạt có liên-quan đến chuyện Đạo, việc đời thời hôm nay. Chính vì thế, mà hôm nay lại thấy có độc-giả gửi thắc mắc đến đấng bậc chuyên giải-đáp trên tuần báo The Catholic Weekly ở Sydney như sau:

“Thưa Cha
Nay thì cuộc trưng-cầu dân-ý về vấn đề hôn-nhân đồng-tính đổ lên đầu mọi người, đà thấy rõ. Có thể nào xin cha tóm tắt các biện-luận có lợi cho hôn-nhân theo truyền-thống cũ, để rồi con đây hiểu rõ được đôi chút?”

Hỏi như thế, thì có đấng bậc nào lại không trả lời/trả vốn cho ra lẽ. Cái lý lẽ mà phần đông người thời nay lại cứ để quên ở đâu đó, xa con tim. Hỏi như thế, chắc chắn là đấng bậc sẽ lấy giấy bút ra mà trả lời, ngay lập tức, rất như sau:

“Cuộc Trưng Cầu Dân Ý vừa qua, là để người dân Úc có cơ-hội nói lên tiêng nói của mình về vấn-đề quan-trọng mà bất cứ xã-hội nào cũng phải đối đấu. Đó là: bản-chất rất thực của hôn-nhân.

Và, cùng với vấn-đề này, là gia đình. Hôn-nhân và gia-đình, là khúc xương trụ cột của xã hội. Gia-đình tiến đến đâu, thì rồi xã-hội cũng tiến đến đó.

Nếu gia-đình vững-mạnh và bậc mẹ cha đoàn-kết với nhau, thì con cái sẽ tăng-trưởng mà học cách thương-yêu và được yêu-thương. Con cái học-hỏi về các đặc-trưng của xã-hội như: sống tử tế, ăn ở rộng lượng, biết thứ tha và sống thật-thà rồi đem các đặc-trưng/đặc-thù của đời sống mình học hỏi vào với cộng-đồng rộng lớn hơn.

Xã-hội sẽ nên lành-mạnh, nếu gia-đình ăn ở đàng hoàng. Nhưng, nếu gia-đình lục-đục thì toàn xã-hội cũng sẽ khổ-đau. Bởi thế nên, cuộc Trưng Cầu Dân Ý vừa rồi có tầm quan-trọng, thật thiết-yếu.

Vậy, đâu là vấn-đề chủ-chốt trong tình-hình hôm nay? Có tất cả 6 điềm ta cần phải xem xét kỹ.

Thứ nhất, và cũng là sự việc quan-trọng nhất, đó là khẳng định: chúng ta không hề chống-đối sự việc những người đồng-tính luyến-ái quyến rũ nhau sống gần gũi, chung đụng. Họ là những con người giống bất cứ ai khác. Họ đều được cứu-rỗi nhờ Đức Giêsu Kitô đã chịu chết để cứu chuộc họ.

Và, thiên-đường vẫn chừa chỗ chờ đợi họ gia-nhập cùng với mọi người, miễn là họ sống/chết tốt lành, hạnh đạo. Ta luôn có bổn-phận phải yêu-thương và tôn-trọng hết mọi người trong họ. Những người như thế, có thể là bậc con cháu, anh em/chị em ruột thịt với ta hoặc bạn bè/người thân, hoặc như đồng-hương/đồng-nghiệp, vẫn rất gần.

Thứ hai là, hôn-nhân, tự bản-chất, luôn là sự phối-kết giữa nam-nhân và nữ-giới đưa con cháu đi vào hiện-diện với thế-giới. Ta không thể đổi thay chuyện này, được. Đó, chính là sự việc xảy đến như thế và đó cũng là lý-do khiến mọi quốc-gia trên thế-giới đều có luật-lệ để bảo-vệ hôn-nhân. Còn, việc phối-kết giữa hai người đồng phái-tính, tự nó, lại không thể tạo nên con trẻ được.

Nói đơn-giản, thì: đây không phải là hôn-nhân. Nên, không không thể có “hôn-nhân đồng-quyền” giữa hai người nam hoặc hai người nữ cùng phái-tính. Một đằng thực-sự là hôn-nhân, còn đằng kia thì không phải.

Thư ba là, đi đầu phiếu nói tiếng “Không” với hôn-nhân đồng-tính, không là hành-động kỳ-thị chống lại người đồng phái-tính quyến rũ ăn ở với nhau, chút nào hết. Cũng hệt như bậc cha mẹ không thể lấy con cái của mình làm vợ làm chồng mình được.

Cũng hệt thế, anh em/chị em cũng không thể lấy nhau làm vợ làm chồng, thì rõ ràng là: hai người cùng phái-tính cũng không thể làm đám cưới ăn ở với nhau thành cặp phối ngẫu đồng phái-tính được.

Hai người đồng phái-tính có thể yêu thương nhau, nhưng mối tương-quan yêu-thương ấy không có nghĩa-là hôn-nhân thực-thụ bao giờ hết. Nói như thế, không có nghĩa là ta kỳ-thị họ; nhưng đúng hơn, ta chấp-nhận một thực-tại vẫn đặt nền-tảng nơi bản-chất con người.

Thứ tư là, nỗi-niềm phúc-hạnh của con cái sẽ gặp hiểm nguy. Có rất nhiều công-trình nghiên-cứu/khảo-sát cho thấy: trên hết mọi sự, con trẻ được nuôi theo cùng phái-tính, trên thực-tế lại đạt kết-quả tồi-tệ về mọi mặt, nếu ta so sánh với các trẻ bé do chính cha mẹ chúng nuôi nấng giáo-dục.

Nói cho cùng, thì nếu ta đem con cái ra khỏi môi-trường gia-đình không để cho bậc mẹ cha của chúng nuôi nấng, thì trẻ bé sẽ bị thiệt-thòi vô kể, dù trẻ bé ấy được thương-yêu/chiều-chuộng cách nào đi nữa, cũng thế.

Tình thật mà nói, nhiều con em của các cặp vợ chồng khác phái-tính, nếu cuối cùng đi đến tình-trạng chỉ có một trong hai người hoặc bố/hoặc mẹ nuôi-dưỡng thôi khi một trong hai vị này chia tay/quá vãng, thì con cái mới đi đến kết-quả là chúng phải chịu đau khổ, thôi. Nhưng, ta không thể lấy việc này tạo thành tiêu-chuẩn chung để mọi người noi theo.

Thêm vào đó, mức-độ bền-bỉ nói chung của các mối tương-quan giữa hai người đồng phái-tính thường kéo dài chỉ trong vòng hai hoặc ba năm là cùng. Vậy thì, đâu là điểm tốt lành cho con cái họ đây?

Thứ năm là, các giá-trị khác cũng sẽ phải chịu cảnh hy-sinh, bị loại bỏ nếu như chính-quyền hợp-thức-hoá hôn-nhân đồng-tính. Mới đây, ta đều thấy điều ấy trên truyền-hình của Úc vào ngày “Nhớ Ơn Cha” hồi tháng 9/2017 trên màn hình nhỏ có người cha hát bài “Con chuột túi”cho con mình nghe, nhưng ông phải ngưng nửa chừng vì bài hát bị coi là nghiêng về chính-trị, cũng hơi nhiều.

Nay hỏi rằng, ta đang đi về đâu đây? Chừng nào thì mọi người sẽ không còn mừng lễ “Nhớ Ơn Cha” hoặc “Ngày Mẹ Hiền”, nữa đây? Và tương-lai mai ngày, khi bé em chào đời, rồi cũng chẳng có ai bận tâm ghi tên cha/tên mẹ của bé lên giấy khai-sinh nữa. Thay vào đó, họ chỉ ghi: Cha số 1, mẹ số 2, như nhiều nước đang làm thế.

Hiện-tượng này, đã gây tổn-hại cho hai bên, cả người cha cũng như người mẹ hiền của mình, nếu ta đi đến hợp-thức-hoá hôn-nhân đồng phái-tính. Đó là chưa kể Chương-trình “An Toàn Trường Lớp” nhằm nhắc nhở con trẻ biết: hôn-nhân đồng phái-tính là chuyện tốt lành, bình thường (?)

Điều thứ sáu, ta thường thấy xảy ra ở một số nơi trên thế-giới và cả Úc này nữa, người người lại cứ nói đến tự-do tôn-giáo, tự-do ngôn-luận để bênh-vực cho hôn-nhân truyền-thống và chuyện những người có quyền dựa vào lương-tâm mà từ-chối hợp-tác hoặc tham-dự lễ cưới giữa hai người đồng phái-tính, đó mới là vấn-đề. Và, có khi còn bị phạt nữa. Toàn thế-giới mới đầy quả-cảm, đang ở đâu đó quanh ta.

Thế nên, cuộc Trưng Cầu Dân Ý ở Úc hồi tháng 9/2017 là sự-kiện quan-trọng cho tương-lai đất nước này, rất cần-thiết. Điều nguy-hiểm, là: sự sống tốt lành trong xã-hội đang trở-thành vấn-đề. Ta không được thay đổi luật vì lợi-ích của nhóm người rất ít oi.

Tại Canada, sau 10 năm hợp-thức-hoá luật hôn-nhân đồng phái-tính, chỉ mỗi 24% cặp phối-ngẫu như thế mới ra mặt đăng ký, thôi. Và, hậu-quả đến với nhôn-nhân/gia-đình, với con cái, xã-hội nay rất lớn. Bầu phiếu để nói tiếng “Không!” với hôn-nhân đồng phái-tính, tức: đã bầu “Có!” cho gia-đình và xã-hội, vậy.” (X. Lm John Flader, Same Sex Marriage’s collateral damage goes in all directions, The Catholic Weekly, Question Time 24/9/2017, tr. 25)

Nghĩ gì thì nghĩ, Bầu gì thì bầu. Lập-trường nói “Có!” hoặc “Không!” với người mình thương mến, sẽ mãi trở thành đề-tài để ta suy nghĩ.

Thế nên, nay đề-nghị bạn, đề-nghị tôi, ta hãy về lại vườn thượng uyển có Lời Vàng thánh-nhân khi xưa từng khuyên-nhủ, rằng:

“Nếu làm chồng mà phải như thế đối với vợ,
thì thà đừng lấy vợ còn hơn.”
Nhưng Ngài nói với các ông:
“Không phải ai cũng hiểu được câu nói ấy,
nhưng chỉ những ai được Thiên Chúa cho hiểu mới hiểu.

Quả vậy, có những người không kết hôn
vì từ khi lọt lòng mẹ,
họ đã không có khả năng;
có những người không thể kết hôn vì bị người ta hoạn;
lại có những người tự ý không kết hôn
vì Nước Trời.”
(Mt 19: 10-12)

Vậy nên, nhiều người những tưởng: đấng bậc của ta trả lời như trên cốt cho xong chuyện. Nhưng, đấng bậc nhà Đạo mình, vốn dĩ chọn lựa đời đơn-độc, đôi lúc cũng thấy khó. Khó nhiều thứ, chứ không phải chỉ mỗi chuyện hôn-nhân, hôn-phối hoặc hôn-lễ như nguyên-tắc ở nhà Đạo.

Thôi thì, đời người xảy ra cũng nhiều chuyện bất-ưng về nhiều mặt. Chí ít, là mặt đạo-đức khiến nhà Đạo hôm nay phải cân-nhắc từng tí, cho dễ sống. Cân và nhắc, vẫn gặp nhiều trục-trặc trong đời người đi Đạo, khá là phiền hà.

Thôi thì, để hiểu cho sát các tình-huống trong đời, hôm nay, chi bằng ta đi vào vùng trời truyện kể để minh-hoạ cho một cuộc sống rất nhiêu-khê, nhiều bề rắc rối, mà rằng:

“Ông nằm xích vào tôi cho ấm. Chà, đêm nay đài lại báo gió muà đông bắc. Cũng may tuần trước thằng con nhà Toạ sang che giúp cái đầu hồi không thì mưa cứ thông thốc, trong nhà chẳng khác gì ngoài sân. Nói vậy thôi chứ “nhà tình nghĩa” được thế này là quá tốt rồi ? Năm ngoái thật nằm mơ cũng chẳng dám nghĩ mình có chỗ chui ra chui vào tường xây, mái lợp.

Ngày xưa, hồi mới ăn ở với nhau, ông chẳng nói:
”Rồi tôi sẽ xây cho bà cái nhà ngói.”

Ấy thế rồi ông cứ đi biền biệt có lúc nào ở nhà cầm cái mai mà sắn lấy cục đất làm gạch. Tôi cứ nằm trong túp lều nát mường tượng ra ngôi nhà ông sẽ xây. Nó phải ở trên cái nền thật cao mới trụ được giữa vùng chiêm trũng. Rồi một gian đồ thờ và tiếp khách, một gian ngủ và quây cót thóc. Hai bên mái ông đặt cho tôi ống máng dẫn nước mưa vào bể chỉ dành riêng quanh năm ông uống trà. Tôi cũng muốn cái sân ông phải lát gạch đinh cho thật chắc. Ngập lụt cách mấy, nuớc rút đi nó vẫn còn đó. Thế rồi mình cũng phải đào cái giếng thật sâu lấy nước thật trong…

Ấy đấy , mải nghĩ chuyện nhà chuyện cửa quên khuấy mất lọ dầu gió chiều nay để lẫn vào đâu. Cứ phải trữ sẵn bên mình, nửa đêm ông ho xù xụ còn có cái mà xoa.

Bà Binh lập cập chui khỏi màn, tra chân vào đôi dép mòn. Bà mò mẫm ra bàn châm đèn soi khắp gầm giường, gậm tủ. Làn gió lạnh buốt lọt qua khe cửa làm bà rùng mình. Gió muà đông bắc về thể nào gần sáng ông cũng thức giấc.

Tội nghiệp, chiều nay định nhờ con mẹ Đà mua mớ cá trê nấu dưa đổi món cho ông, líu tíu thế nào quên mất mãi tới khi nó đi chợ về mới nhớ ra, lại đành rang mớ tép khô với vài lát khế chua. Ấy thế mà chiều nay bà cũng xới được cho ông ba lưng cơm kia đấy.

-Ông ăn đi…”, bà thì thào,
-Ăn đi cho ấm bụng mới chống được rét…”.

Bà xúc cho ông những con tép vàng, lát khế xanh xanh, rồi cổ tắc nghẹn, thương ông bà chẳng nuốt được, nước mắt chan đầy bát cơm. Khốn nạn, cả đời ông có mấy khi được ăn miếng thịt, hoạ may chỉ dịp giỗ tết, còn thì cứ rau dưa kéo đều. Ấy thế mà chẳng bao giờ ông hé răng than vãn. Đi làm xa, được đồng nào chỉ nhăm nhăm gửi về cho vợ, điếu thuốc hớp rượu có bao giờ ông động tới.

-Để rồi, tôi mua cho bà cái áo len…
-Để rồi, tôi sắm cho bà đôi giày vải…

Cứ thế, chẳng bao giờ ông sắm cái gì cho riêng ông. Ôi vợ chồng, càng nghĩ càng mặn nồng lai láng, giòng sông trước mặt có chảy đi hết nước, cũng chẳng bằng tình thương ông chảy vào bà.
Thế rồi chiến tranh…thế rồi xa cách…Biết bao đêm bà cầu khấn cho ông không đạp bom bi, không trúng rocket, không sốt rét ngã nước, không cảm cúm phong hàn …

-Con cắn rơm cắn cỏ, con khấu đầu cầu xin đức Phật từ bi phù hộ độ trì….
Trong những đêm vắng vẻ, người đàn bà cầu xin, cầu xin . Và rồi dường như đức Phật đã thấu lòng, vào một chiều đông chồng bà đã trở về…trở về trong tờ giấy báo tử nhàu nát cùng chiếc ba lô con cóc đã bạc cả màu. Từ lúc đó bà như người sống trong cõi khác.

-Ông đã về đấy ư? Tôi đã bảo mà! Sớm muộn thế nào ông cũng về, suốt năm vừa rồi, tôi đã trữ được một chum tương đầy, gầy được bày vịt và hạ thổ được hũ rượu thuốc. Bồi dưỡng thật lực cho sức vóc ông bốc lên còn xây nhà cho tôi. Ông còn nhớ ngôi nhà ấy chứ, ngôi nhà tôi với ông đã bàn nhau nát nước, nát cái những đêm thức trắng trong túp lều rách.

Gió lại ù ù trên mái. Mùa đông đã về thật rồi. Về trong ngôi nhà nhỏ, về trong lòng bà Binh. Có tiếng lạch cạch cửa.
-Ai thế ?
Không phải, gió đây. Có tiếng gì trong góc bếp.
-Ai vậy? Không phải, chuột đấy.
Bà quờ quạng quanh bà.
-A…lọ dầu…lọ dầu đây rồi!

Nhưng bà chưa leo lên giường vội, bà mò mẫm ra trang thờ, lập-cập thắp nén nhang. Đôi mắt ông nhìn bà từ trong tấm hình bọc kính.
Ông nói:
-Thôi, ngủ đi, bà ơi…”
(Tản văn của Nhật Tuấn)

Giống hệt truyện kể, nay ta cùng vững tâm mà sống hùng/sống mạnh dù người đời đi Đạo có đổi thay lập-trường sống của họ đến thế nào đi nữa.

Nghe kể thế rồi, nay ta vững tâm mà hãnh-diện và rồi, đầu cao/mắt sáng, cứ hát vang các ca-từ đẹp vừa trích dẫn, mà rằng:

Biết bao ngày đã qua.
Biết bao chiều xót xa.
Ngồi đếm những giọt nắng.
Rơi rụng dưới mái hiên nhà.

Người sao chưa đến với ta.
Tình sao chưa thấy ghé qua.
Dù con tim vẫn thiết tha.
Mộng sưa cũng vơi theo tháng ngày.

Hãy cho nhau môi hôn nồng nàn.
Ngỡ mai sau duyên ta muôn màn.
Sẽ không ai cho ta vội vàng.
Mới yêu đây nay sao phủ phàng.

Hãy yêu nhau như chưa yêu lần nào.
Hãy cho nhau yêu thương ngọt ngào.
Hãy đưa nhau về nơi cuối trời.
Dắt nhau đi cùng nhau trọn đời.”
(Lê Hựu Hà – bđd)

Mong rằng, lời ca tiếng hát ở trên sẽ là nguồn hứng-thú để bạn và tôi, ta vui sống những ngày còn lại trong đời. Dù, cuộc đời có đổi thay. Dù, lòng người có ra thế nào đi nữa, cũng cứ mặc.

Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn cứ mặc mọi người
từng đổi thay/thay đổi quan-niệm sống
thì tôi đây vẫn thân-thương,
trân-trọng
Hết mọi người.

Suy tư tuần 29 có giòng thơ ngâm rằng:

“Ta xót thương, ta căm giận hung cuồng,”
“Ta gầm thét, rung mấy trời thế sự.”

Thơ ngâm rồi lại thấy hát:

“Mắt môi đây, xin em đừng chờ”.
Chiếc hôn kia mong em từng giờ
Ngón tay kia xin chớ hững hờ.
Dắt nhau đi về trong đợi chờ.”

Thế nghĩa là, có xót thương/căm giận hay gì gì đi nữa, rồi thì cũng “dắt nhau đi về trong đời chờ”, mà thôi.
Đợi chờ, ở Nước Trười Hội thánh, là đợi và chờ một tình thương yêu gửi đến hết mọi người. Ngay bây giờ.
Thế đó, là tình tự xin gửi đến người anh, người chị ở các nơi. Hôm nay
Mai Tá
Từ Sydney luôn trân trọng
www.giadinhanphong.com

Chuyện Phiếm đọc trong tuần 29 thường niên năm A 22/10/2017

“Mắt môi đây, xin em đừng chờ”.
Chiếc hôn kia mong em từng giờ
Ngón tay kia xin chớ hững hờ.
Dắt nhau đi về trong đợi chờ.”
(Lê Hựu Hà – Hãy Yêu Như Yêu Lần Đầu)

(Mt 19: 10-12)

Đang yêu nhau, mà sao anh lại cứ ới gọi và nhắn nhủ những câu như: “xin Em đừng buồn!” “Cho em quên đi ngày dài”, “Với bao đêm suy tư miệt mài” và rồi cứ thế, và cứ thế, anh cứ khuyên và vẫn răn, bằng câu hát rất thêm thắt như sau:

“Hỡi em yêu, xin em đừng buồn.”
Có đôi khi anh hay giận hờn. “
Để cho em quên đi ngày dài.
Với bao đêm suy tư mệt mài

Biết bao ngày đã qua.
Biết bao chiều xót xa.
Ngồi đếm những giọt nắng.
Rơi rụng dưới mái hiên nhà.
Người sao chưa đến với ta.
Tình sao chưa thấy ghé qua.
Dù con tim vẫn thiết tha.
Mộng sưa cũng vơi theo tháng ngày.

Hãy cho nhau môi hôn nồng nàn.
Ngỡ mai sau duyên ta muôn màn.
Sẽ không ai cho ta vội vàng.
Mới yêu đây nay sao phủ phàng.
Hãy yêu nhau như chưa yêu lần nào.
Hãy cho nhau yêu thương ngọt ngào.
Hãy đưa nhau về nơi cuối trời.
Dắt nhau đi cùng nhau trọn đời.”
(Lê Hựu Hà – bđd)

Vâng. Quả có thế. Suy tư miệt mài, suốt ngày dài, dù “biết bao ngày đã qua” và những “chiều xót xa” ngồi đếm “những giọt nắng” “rơi rụng dưới mái hiên nhà”, vân vân và vân vân.

Vâng. Đúng như vậy. “Hãy (cứ) yêu nhau như chưa yêu lần nào”. “Hãy (cố) đưa nhau về nơi cuối trời” và rồi “Dắt (dìu) nhau đi cùng nhau (cho) trọn đời”. Ôi chao. Là ý-tứ của thi-ca với âm-nhạc. Ối chà, là ý-tưởng của người đời, với tình yêu.

Tình yêu trong đời, luôn có những mặt sáng chói, chiếu dọi lòng người ở khắp nơi. Dù, con người có ra chai đá đến thế nào đi nữa cũng vẫn còn yêu và cứ yêu. Yêu cho đến chết dù chỉ được sống với nhau, bên nhau theo cách nào đi nữa. Dù, đó có là sống “vầy vậy” hay sống theo cặp có hôn nhân/hôn-thú chính-thức hay không.

Tình yêu đôi lứa, có “vầy vậy” hoặc vẫn sống theo cặp chính-thức như hôn-nhân/hôn-phối hay không, lại vẫn trở-thành vấn-đề thời-thượng, rất hôm nay.

Vấn-đề thời-thượng của người hôm nay, lại đã kích-bốc/nổi lên như diều trên nhiều trang giấy, khiến bạn và tôi không thể không nghĩ đến và không thể không bàn cho ra nhẽ. Vấn-đề, vẫn là những vấn và đáp cho thật nhiều để rồi trở-thành đề-tài bàn thảo suốt nhiều kỳ như ở thị-trường chữ nghĩa của Úc, mấy hôm rày.

Thị-trường Úc, hôm nay, có tác-giả tên là Xavier Symons từng đặt tiêu-đề nổi cộm lại hỏi rằng: “Sao ta lại cứ bất đồng ý kiến về hôn nhân đồng-tính đến là thế?” Và, ông đã viết gần 5 trang giấy đặt vấn-đề đại để những bảo rằng:

“Tranh-luận về hôn-nhân đồng-tính lâu nay khiến người Úc nổi quạu hơn một thập-niên. Thế nhưng, lời lẽ trong tranh-luận chưa bao giờ huyên-náo như hôm này. Cả phía đối-lập cùng giới ủng-hộ cho hôn-nhân đồng-tính đều nhất-trí với nhau ít nhất điều này: quyết-định là do người trả lời cho cuộc trưng-cầu-dân-ý đều bao-hàm chuyện căn-bản cho xã-hội và văn-hoá Úc.

Người bầu phiếu nói tiếng “Không”, tức: không ủng-hộ hôn-nhân đồng-tính lại đã biện luận rằng: quyền-tự do căn-bản về tôn-giáo sẽ bị đe-doạ trầm-trọng nếu như định-nghĩa hôn-nhân bị thay-thế. Và những người trả lời tiếng “Có”, tức nhất-trí ủng-hộ cho hôn-nhân đồng-tính lại thấy đây là sự sống còn tồn-tại trong việc loại bỏ thành-kiến xã-hội và hành-vi thù-địch với thành-viên cộng-đồng cùng một giới-tính…” (X. Xavier Symons, “Why can’t we agree on same-sex marriage?” Deep currents within our culture keep the opposing sides from communicating with each other, MercatorNet.com 25/9/2017)

Bầu phiếu “Không” hay “Có” cho lắm, người bầu cũng bị rơi vào tình-huống rối bời vì chính mình không nắm được thực-tế của đời người đang diễn-tiến. Diễn-tiến cách xuôi chảy hay khập-khiễng, vẫn là tình-trạng cố-hữu thường xảy ra khi xã-hội người đời đang bị kích-bốc đến khó xử.

Và hôm nay, chuyện khó xử còn thấy thể-hiện ở nhiều địa-hạt và cuộc đời con người. Rõ nhất là, các địa-hạt có liên-quan đến chuyện Đạo, việc đời thời hôm nay. Chính vì thế, mà hôm nay lại thấy có độc-giả gửi thắc mắc đến đấng bậc chuyên giải-đáp trên tuần báo The Catholic Weekly ở Sydney như sau:

“Thưa Cha
Nay thì cuộc trưng-cầu dân-ý về vấn đề hôn-nhân đồng-tính đổ lên đầu mọi người, đà thấy rõ. Có thể nào xin cha tóm tắt các biện-luận có lợi cho hôn-nhân theo truyền-thống cũ, để rồi con đây hiểu rõ được đôi chút?”

Hỏi như thế, thì có đấng bậc nào lại không trả lời/trả vốn cho ra lẽ. Cái lý lẽ mà phần đông người thời nay lại cứ để quên ơ đâu đó, xa con tim. Hỏi như thế, chắc chắn là đấng bậc sẽ lấy giấy bút ra mà trả lời, ngay lập tức, rất như sau:

“Cuộc Trưng Cầu Dân Ý vừa qua, là để người dân Úc có cơ-hội noi lên tiêng nói của mình về vấn-đề quan-trọng mà bất cứ xã-hội nào cũng phải đối đấu. Đó là: bẩn-chất rất thực của hôn-nhân. Và, cùng với vấn-đề này, là gia đình. Hôn-nhân và gia-đình, là khúc xương trụ cột của xã hội. Gia-đình tiến đến đâu, thì rồi xã-hội cũng tiến đến đó.

Nếu gia-đình vũng-mạnh và bậc mẹ cha đoàn-kết với nhau, thì con cái sẽ tang-trưởng mà học cách thương-yêu và được yêu-thương. Con cái học-hỏi về các đặc-trưng của xã-hội như: sống tử tế, ăn ở rộng lượng, biết thứ tha và sống thật-thà rồi đem các đặc-trưng/đặc-thù của đời sống mình học hỏi vào với cộng-đồng rộng lớn hơn.

Xã-hội sẽ nên lành-mạnh, nếu gia-đình ăn ở đàng hoàng. Nhưng, nếu gia-đình lục-đục thì toàn xã-hội cũng sẽ khổ-đau. Bởi thế nên, cuộc Trưng Cầu Dân Ý vừa rồi có tầm quan-trọng, thật thiết-yếu.

Vậy, đâu là vấn-đề chủ-chốt trong tình-hình hôm nay? Có tất cả 6 điềm ta cần phải xem xét kỹ.

Thứ nhất, và cũng là sự việc quan-trọng nhất, đó là khẳng định: chúng ta không hề chống-đối lại gần gũi, rất chung đụngchuyện những người đồng-tính luyến-ái quyến rũ nhau mà sống gần gũi, chung đụng. Họ là những con người giống bất cứ ai khác. Họ đều được cứu-rỗi nhờ Đức Giêsu Kitô đã chịu chết để cứu chuộc họ. Và, thiên-đường vẫn chừa chỗ chờ đợi họ gia-nhập cùng với mọi người, miễn là họ sống/chết tốt lành, hạnh đạo. Ta luôn có bổn-phận phải yêu-thương và tôn-trọng hết mọi người trong họ. Những người như thế, có thể là bậc con cháu, an hem chị em ruột thịt với ta hoặc bạn bè/người thân, hoặc như đồng-hương/đồng-nghiệp, vẫn rất gần.

Thứ hai là, hôn-nhân, tự bản-chất, luôn là sự phối-kết giữa nam-nhân và nữ-giới đưa con cháu đi vào hiện-diện với thế-giới. Ta không thể đổi thay chuyện này, được. Đó, chio1nh là sự việc vẫn xảy đến như thế và đó cũng là lý-do khiến mọi quốc-gia trên thế-giới đều có luật-lệ để bảo-vệ hôn-nhân. Còn, việc phối-kết giữa hai người đồng phái-tính, tự nó, lại không thể tạo nên con trẻ được.

Nói đơn-giản, thì: đây không phải là hôn-nhân. Nên, không không thể có “hôn-nhân đồng-quyền” giữa hai người nam hoặc hai người nữ cùng phái-tính. Một đằng thực-sự là hôn-nhân, còn đằng kia thì không phải.

Thư ba là, đi đầu phiếu nói tiếng “Không” với hôn-nhân đồng-tính, không là hành-động kỳ-thị chống lại người đồng phái-tính quyến rũ ăn ở với nhau, chút nào hết. Cũng hệt như bậc cha mẹ không thể lấy con cái của mình làm vợ làm chồng mình được. Cũng hệt thế, anh em, chị em cũng không thể lấy nhau làm vợ làm chồng, thì rõ ràng là: hai người cùng phái-tính cũng không thể làm đám cưới ăn ở với nhau thành cặp phối ngẫu đồng phái-tính được.

Hai người đồng phái-tính có thể yêu thương nhau, nhưng mối tương-quan yêu-thương ấy không có nghĩa-là hôn-nhân thực-thụ bao giờ hết. Nói như thế, không có nghĩa là ta kỳ-thị họ; nhưng đúng hơn, ta chấp-nhận một thực-tại vẫn đặt nền-tảng nơi bản-chất con người.

Thứ tư là, nỗi-niềm phúc-hạnh của con cái sẽ gặp hiểm nguy. Có rất nhiều công-trình nghiên-cứu/khảo-sát cho thấy: trên hết mọi sự, con trẻ được nuôi theo cùng phái-tính, trên thực-tế lại đạt kết-quả tồi-tệ về mọi mặt, nếu ta so sánh với các trẻ bé do chính cha mẹ chúng nuôi nấng giáo-dục . Nói cho cùng, thì nếu ta đem con cái ra khỏi môi-trường gia-đình không để cho bậc mẹ cha của chúng nuôi nấng, thì trẻ bé sẽ bị thiệt-thòi vô kể, dù trẻ bé ấy được thương-yêu/chiều-chuộng cách nào đi nữa, cũng thế.

Tình thật mà nói, nhiều con em của các cặp vợ chồng khác phái-tính, cuối cùng đi đến tình-trạng chỉ một trong hai người hoặc bố hoặc mẹ nuôi-dưỡng khi một trong hai vị này quá vang, hoặc chia tay/ly-dị, thì con cái sẽ đi đến kết-quả là chúng phải chịu đau khổ như thế nào. Và, ta cũng không thể tạo sự-kiện này thành chẩn-mực chung cho mọi người được.

Thêm vào đó, mức-độ bền-bỉ nói chung của các mối tương-quan giữa hai người đồng phái-tính thường kéo dài chỉ trong vòn hai hoặc ba năm là cùng. Vậy thì, đâu là điểm tốt lành cho con cái họ đây?

Thứ năm là, các giá-trị khác cũng sẽ phải chịu cảnh hy-sinh, bị loại bỏ nếu như chính-quyền hợp-thức-hoá hôn-nhân đồng-tính. Mới đây, ta đều thấy điều ấy trên truyền-hình của Úc vào ngày Nhớ Ơn Cha tháng 9/2017 trên màn hình nhỏ có người cha hát bài “Con chuột túi”cho con nhỏ mình nghe, nhưng ông phải ngưng nửa chừng vì bị coi là bài hát nghiêng về chính-trị quá nhiều.

Nay hỏi rằng, ta đang đi về đâu đây? Chừng nào thì mọi người sẽ không còn mừng lễ Nơ Ơn Cha, hoặc Ngày Mẹ Hiền, nữa đấy? Và trong tường-lai mai ngày, khi bé em lọt lòng mẹ chào đời, sẽ không còn ai ghi tên cha hoặc tên mẹ của bé lên giấy khai-sinh nữa. Nhưng, thay vào đó, chỉ mỗi ghi: Cha hoặc mẹ số 1, mẹ hoặc cha số 2 như nhiều nước trên thế-giới đang làm thế.

Các hiện-tượng như thế, đều gây tổn-hại cho hai bê, cả người cha lẫn mẹ hiền của mình, nếu ta đi đến gia-đoạn hợp-thức-hoá hôn-nhân đồng phái-tính. Đó là chưa kể đến Chương-trình “An Toàn Trường Lớp” nhằm nhắc cho con trẻ biết rằng: hôn-nhân đồng phái-tính là chuyện tốt lành, rất bình thường (?)

Điều thứ sáu , như ta thường thấy xảy ra ở một số quốc-gia trên thế-giới và cả ở Úc này cũng thế, người lại nói đến tự-do tôn-giáo, tự-do ngôn-luận để bênh-vực cho hôn-nhân theo truyền-thống và chuyện con người có quyền dựa vào lương-tâm mà từ-chối hợp-tác tham-dự đám cưới giữa hai người đồng phái-tính đặt thành vấn-đề ; và có khi còn bị phạt vạ nữa. Toàn thế-giới rất mới rất quả cảm, đang ở đâu đó quanh chúng ta.

Thành thử, cuộc Trưng Cầu Dân Ý vào tháng 9/2017 ở Úc quả là sự-kiện quan-trọng cho tương-lai của nước này, thật cần-thiết. Điều nguy-hiểm, là: sự sống tốt lành trong xã-hội đang lvấn-đề. Ta không được phép đổi thay luật-lệ chỉ vì lợi-ích của một nhóm người rất ít ỏi.

Tại Canađa chẳng hạn, sau 10 năm họ hợp-thức-hoá luật hôn-nhân đồng phái-tính, thì chỉ có mỗi 24% cặp phối-ngẫu chịu đăng ký như thế mà thôi. Và, hậu-quả xảy đến với nh6n-nhân, gia-đình, con cái và xã-hội nay quá lớn. Đi bầu phiếu để nói được tiếng “Không!” với hôn-nhân đồng phái-tính, tức là: ta đã bầu “Có!” cho gia-đình và xã-hội, vậy.” (X. Lm John Flader, Same Sex Marriage’s collateral damage goes in all directions, The Catholic Weekly, Question Time 24/9/2017, tr. 25)

Nghĩ gì thì nghĩ, Bầu gì thí bầu. Lập-trường nói “Có!” hoặc “KLho6ng!” với người mình thương yêu, sẽ mãi mãi trở thành đề-tài để ta suy nghĩ.

Bởi thế nên, nay đề-nghị bạn, đề-nghị tôi, ta hãy về lại vườn thượng uyển có Lời Vàng thánh-nhân khi xưa từng khuyên-nhủ, rằng:

“Nếu làm chồng mà phải như thế đối với vợ,
thì thà đừng lấy vợ còn hơn.”
Nhưng Ngài nói với các ông:
“Không phải ai cũng hiểu được câu nói ấy,
nhưng chỉ những ai được Thiên Chúa cho hiểu mới hiểu.
Quả vậy, có những người không kết hôn
vì từ khi lọt lòng mẹ,
họ đã không có khả năng;
có những người không thể kết hôn vì bị người ta hoạn;
lại có những người tự ý không kết hôn
vì Nước Trời.”
(Mt 19: 10-12)

Bởi thế nên, nhiều người những tưởng rằng: đấng bậc nhà Đạo của ta trả lời như trên chỉ để cho xong chuyện. Nhưng, đấng bậc rất đạo nhà mình, là đấng bậc chọn đời độc-thân, nên đôi lúc thấy hơi khó. Khó, nhiều thứ chứ không chỉ mỗi chuyện hôn-nhân, hôn-phối hoặc hôn-lễ cứ lễ mễ như nguyên-tắc của nhà Đạo.

Thôi thì, đời người cũng xảy ra lắm thứ chuyện không ưng ý về nhiều mặt. Chí ít là mặt đạo-đức khiến nhà Đạo mình hôm nay cứ phải cân-nhắc từng li từng tí, cho dễ sống. Cân và nhắc cho lắm, lại vẫn gặp nhiều trục-trặc trên thực-tế đời người đi Đạo, rất phiền hà.

Thôi thì, để hiểu rõ cho sát các tình-huống trong đời, hôm nay, chi bằng ta đi vào vùng trời truyện kể để minh-hoạ cho một cuộc sống rất nhiêu-khê, nhiều bề rắc rối, mà rằng:

Như truyện kể, hãy cùng nhau vững tâm mà sống hung/sống mạnh dù người đời đi Đạo có đổi thay lập-trường sống của họ đến thế nào đi nữa.

Nhe kể rồi, nay ta hãy vững tâm mà hãnh-diện rồi, đầu cao/mắt sáng cứ hát vang các ca-từ rất đẹp vừa trích ở trên, mà rằng:

Biết bao ngày đã qua.
Biết bao chiều xót xa.
Ngồi đếm những giọt nắng.
Rơi rụng dưới mái hiên nhà.
Người sao chưa đến với ta.
Tình sao chưa thấy ghé qua.
Dù con tim vẫn thiết tha.
Mộng sưa cũng vơi theo tháng ngày.

Hãy cho nhau môi hôn nồng nàn.
Ngỡ mai sau duyên ta muôn màn.
Sẽ không ai cho ta vội vàng.
Mới yêu đây nay sao phủ phàng.
Hãy yêu nhau như chưa yêu lần nào.
Hãy cho nhau yêu thương ngọt ngào.
Hãy đưa nhau về nơi cuối trời.
Dắt nhau đi cùng nhau trọn đời.”
(Lê Hựu Hà – bđd)

Mong rằng, lời ca tiếng hát ở trên sẽ là nguồn hứng-thú để bạn và tôi, ta vui sống những ngày còn lại trong đời. Dù, cuộc đời có đổi thay. Dù, lòng người có ra thế nào đi nữa, cũng cứ mặc.

Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn cứ mặc mọi người
Từng đổi thay/thay đổi auqn-niệm sống
Thì tôi đây
Vẫn thân-thương, trân-trọng
Hết mọi người.

Suy Tư Tin Mừng tuần 29 thường niên năm A 22/10/2017

Tin Mừng Mt 22: 15-21
Bấy giờ những người Pharisêu đi bàn bạc với nhau, tìm cách làm cho Đức Giêsu phải lỡ lời mà mắc bẫy.

Họ sai các môn đệ của họ cùng đi với những người phe Hê-rô-đê, đến nói với Đức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta. Vậy xin Thầy cho biết ý kiến: có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không?”
Nhưng Đức Giêsu biết họ có ác ý, nên Người nói: “Tại sao các người lại thử tôi, hỡi những kẻ giả hình! Cho tôi xem đồng tiền nộp thuế!” Họ liền đưa cho Người một quan tiền. Người hỏi họ: “Hình và danh hiệu này là của ai đây?” Họ đáp: “Của Xêda.” Bấy giờ, Người bảo họ: “Thế thì của Xêda, trả về Xêda; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa.”

“Ta xót thương, ta căm giận hung cuồng,”
“Ta gầm thét, rung mấy trời thế sự.”
(dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Hung cuồng giận căm, là cung cách của người thường, rất ở đời. Rung trời thế sự, cả khi con người dám vấn nạn Đấng Nhân Hiền về việc đóng thuế cho Xê-Da, như được diễn tả ở trình thuật.

Trình thuật, nay thánh Mát-thêu diễn tả về tình thế trong đó những người “hung cuồng” dám gài Chúa vào bẫy cạm của thế sự bằng vấn nạn:“Nên chăng trả thuế cho Xê-da?” Thế sự hôm ấy, đám Pharisêu ngạo mạn và nhóm giáo gian nịnh hót vua quan Hêrôđê ở Do thái, những muốn đặt Ngài vào tình huống nóng bỏng về phục vụ ngoại bang. Họ cứ nghĩ: Ngài có trả lời thế nào đi nữa cũng sẽ làm mất lòng dân. Nếu Ngài nói khác, cũng vẫn rơi vào tròng. Nói cho cùng, họ muốn đặt Ngài vào tình trạng phải đối đầu với phe thân thực dân, để rồi chịu mọi hậu quả. Thế nên, thánh Mátthêu gọi họ là “giả hình”. Nhưng kỳ thực, phải gọi họ là “đám sùng đạo gian giảo”, mới đúng.

Ngược giòng lịch sử, ta thấy đất nước Palestine của người Do thái lúc bấy giờ nằm dưới quyền kiểm soát của La Mã. Tức, những người chuyên bổ thuế nặng nề lên đầu đám dân đen hèn mọn rất thấp cổ bé họng. Vượt biên giới cũng đóng thuế. Mua bán/đổi chác bất cứ thứ gì, cũng chịu thuế. Thậm chí dân con người người còn phải đóng cả thuế đinh, tính trên đầu người nữa.

Thực tế khi ấy, Xê-Da là Tibêrius, con trai của Thượng tế Augustus được dân coi như ông Trời con, rất đáng gờm. Cả Augustus lẫn Tibêrius, vẫn coi mình thuộc giới thần linh, cần được kính nể. Các ông còn tự ban cho mình tước vị cao vời vợi như: lãnh chúa, đấng cứu độ chuộc tội cả thế gian. Và, cho mình có trọng trách quản cai cả thiên hạ. Nên, việc trước tiên của họ là phải chiến thắng về binh bị, và an bình là đoạn kết rất dĩ nhiên. Rốt cục, người thua cuộc phải chịu mất đi sự an bình, đành phủ phục dưới đất mà ngợi khen kẻ chiến thắng.

Trong giao dịch hằng ngày, người Do thái vẫn sử dụng nhiều tiền kẽm của La Mã. Thế nhưng, khi sử dụng đồng tiền ấy để trả thuế, họ lại coi đây như công việc về tôn giáo – như sùng bái hoàng đế và coi đó là lối sống theo kiểu La Mã. Có thể nói, đóng thuế là một trong các vấn đề đưa đến cuộc nổi dậy kết thúc bằng việc thành Giêrusalem bị phá huỷ năm 70. Thành thử, với người Do thái, đóng thuế là việc tựa hồ như thờ bái ngẫu thần vậy.

Trong cuộc đời công khai của Ngài, Đức Giêsu tỏ cho mọi người thấy lối sống khác kiểu của La Mã. Và, đây là lối sống tỏ bày sự chống đối đám thực dân này. Với Ngài, cuộc sống phải đặt nền tảng trên công bình chính trực với hết mọi người. Công bình và chính trực, khiến Cha Ngài và là Chúa của người Do thái luôn tôn trọng con người. Thiên Chúa là Đấng thiết lập giao ước với con người, bởi thế nên giữa họ sẽ không còn người nghèo, hoặc kẻ hèn nào hết.

Khi Đức Giêsu nói Nước của Thiên Chúa đã đến, thì người La Mã hiểu ngay điều Ngài muốn nói. Ngài nói thế, tức: vương quyền của Xê-Da đã đến hồi kết cuộc. Người La Mã nghe vậy đều coi đó như một bội phản rất trời long đất lở. Và, họ giết Ngài là vì thế. Nhưng Đức Giêsu tin là Thiên Chúa vẫn ở với người thua cuộc. Và Chúa đã bắt tay vào việc giùm giúp hỗ trợ kẻ đau khổ về sự bất công do người La Mã và các kẻ nịnh bợ họ đem lại. Thiên Chúa dọn sạch thế giới. Ngài làm bật gốc mọi bạo động và nhờ đó, đem lại cho con dân Ngài cuộc sống an bình, dễ chịu. Ngài có chương trình khác hẳn vua quan La Mã. Không nhất thiết phải chiến thắng về binh bị, mới có thể tạo được an bình. Nhưng, trước tiên phải tạo công bằng trước đã và từ đó an bình sẽ đến sau.

Về việc đóng thuế cho vua quan La Mã, đó không là trọng trách của dân con người Do thái. Mà là, vấn đề tôn giáo cũng như công bằng chính trực rất đậm sâu. Đức Giêsu đi thẳng vào trục vấn đề, bằng cách đòi xem hình vẽ trên đồng tiền quan. Tiền này, ai cũng có sẵn ở trong người, còn Ngài thì không. Bởi thế, Ngài mới hỏi họ là: hình của ai khắc trên đó, họ mới nói: quan tiền nào cũng mang hình tượng của Xê-Da. Và, Ngài bảo: “Vậy, các ông hãy đem trả cho Xê-Da, vì chính ông ta sở hữu nó”. Câu trả lời của Ngài mang ý nghĩa của động thái bước ra khỏi cung cách phụng thờ phục vụ để chỉ chấp nhận lý lẽ của thuế má, mà thôi.

Và Ngài tiếp: “Hãy trả lại cho Chúa, những gì thuộc về Ngài.” Điều này xác nhận một chân lý lâu nay vẫn sáng tỏ với mọi người, đó là: hình ảnh Thiên Chúa đã được ghi khắc nơi tâm khảm của mọi người, ngay khi họ được Giavê Thiên Chúa tạo dựng. Nhưng hôm ấy, thật sự Chúa không có ý ám chỉ về việc ấy mà Ngài chỉ muốn nói: Thiên Chúa, theo luật Torah, đã ngăn cấm loài người tạc hình tạc tượng của chính Ngài. Điều này cũng rất đúng, nhưng không phải là ý Chúa muốn biểu tỏ vào hôm đó.

Ý nghĩa của câu Chúa nói không nằm trong bản Kinh thánh 70, tức: Chúa chỉ muốn bảo: thuộc về Ngài, là đám người nghèo hèn, những kẻ bị nhóm quan quyền thân La Mã chèn ép, hạ bệ. Hãy cho họ một cơ hội để có thể tự vươn lên. Hãy trả lại cho họ sự cộng chính, bình an, vốn là quyền của họ, trước mặt Thiên Chúa, cho dù họ có bị chính người La Mã và đám giáo gian nịnh hót luôn thử thách, coi thường. Với Đức Giêsu, đây mới là tôn giáo đích thực. Ngài vẫn nói lên sự thật ấy dù có bị người La Mã bắt giam và xử tệ trên khổ giá.

Đọc trình thuật hôm nay không phải để kể cho nhau nghe về đế quốc La Mã dù hào hùng. Bởi, đế quốc nào mà chẳng chèn ép bắt bớ dân con nghèo hèn, ở bên dưới. Thật buồn thay, khi ta thấy “các nền văn minh hôm nay vẫn tự cho mình là sáng giá” đều quay về với thể chế rất chèn ép, thống trị hệt một phường như lịch sử thường minh chứng.

Tác giả Dominic Crossan dùng cụm từ “về với cảnh tượng rất thường ngày” để tả về trạng thái của người Do thái. Thánh Phaolô lại nghĩ về nền văn minh “tai tiếng” thời đế chế Augustus và bạo chúa Nêrô sẽ cứ thế tràn về, nếu không ai cản ngăn bước chân bạo tàn của đám người ấy. Hôm nay đây, đế quốc phương Tây cũng sắp hàng dài chạy theo cùng một kiểu cách như thế. Đế quốc phương Tây xưa nay gồm từ Hy Lạp, cho chí La Mã, Anh quốc ở thế kỷ 18, 19 và Hoa Kỳ ở thế kỷ thứ 20, và tương lai có thể sẽ là Vaticăng của chúng ta cũng chưa biết chừng, nếu ta không đề cao cảnh giác!

Hệ thống đế chế luôn hứa hẹn hoà bình đến với con dân (như thể loại Pax Romana khi xưa) bằng chiến thắng rất binh bị. Nghĩa là, cũng khởi đầu bằng khổ ải, rồi lại chiến tranh tàn phá, kết cục bằng những động thái dương oai đắc thắng, tức: những động thái rất chễm chệ, ăn trên ngồi chốc của kẻ đắc thắng đi từ hệ cấp dũng mãnh uy lực, thứ hoà bình của kẻ chiến thắng có sự hỗ trợ của Aenaeas Mars Ultor, rồi cả Nữ thần Rôma và thần Sung Mãn, cứ thế mà sinh sản. Qui luật họ đưa ra, được viết trên đá cẩm thạch. Văn minh họ khởi xướng gồm cả chế độ cha chú, chủ trương duy trì nô lệ. Lối sống của họ tuy mang dáng dấp rất tôn giáo, có toà án lẫn bàn thờ, nhưng vẫn cứ tôn sùng con người là hoàng đế lẫn vua quan, lãnh chúa.

Chủ trương đế chế, nay được sử dụng như cụm từ để diễn tả một thế giới vẫn kéo dài sự thống trị mãi cho đến thế kỷ 20. Hôm nay, tệ hại hơn lại có chủ nghĩa toàn trị và khủng bố. Và, có thay đổi chăng, thì cũng chỉ thay và đổi cung cách cũng như kỹ năng sử dụng bạo lực bằng kỹ thuật thật tinh xảo hơn thôi. Với khí giới giết người hàng loạt mà chưa một đế quốc nào xưa nay từng nghĩ tới.

An nhàn và bình yên đã trở thành ngôn từ khó hiểu, rất nhiều nghĩa. Đối với ta, đôi khi còn trở nên trống rỗng. Dominic Crossan gọi đó là: ”Hoà bình trở nên thứ hàng trang trí ta treo lủng lẳng ở trên cây thế giới vào mỗi năm. Ta sẽ chỉ mang nó đi, theo cung cách của lịch sử mà thôi.”

Đức Giêsu khẳng định: “Bình an đến với anh em”. Bình an, Ta gửi đến với anh em là sự an bình Chúa hứa ban. Nhưng, Ta chỉ ban bình an ấy hoặc để lại bình an ấy cho mọi người, trừ phi anh em thực thi công bình của Chúa, đối với nhau. Đặc biệt hơn, là những người lâu nay bị chèn ép, bị khống chế tồi tệ, không ngóc đầu lên nổi vì thể chế thống trị đầy áp bức của cái-gọi-là văn minh, tân tiến ở mọi thời. May thay, Đức Giêsu kịp giải thoát ta khỏi chốn bi ai, trầm thống rất bất công. Để, ta về với nhau sống hài hoà, bình an, thương mến.

Trong nhận thức về sự giải thoát của Đức Chúa, ta lại ngâm lên lời thơ tuy rất khổ:

“Trông thấy ra, cả cõi đời kinh hãi.
Giòng sông con nép cạnh núi biên thuỳ.
Đường châu thành quằn quại dưới chân đi,
Xao động hết loài cỏ hoa đồng nội.”
(Đinh Hùng – Bài Ca Man Rợ)

Nay hết rồi, một bài ca man rợ ấy. Dù, đã kéo dài nhiều thế kỷ. Bởi, Đức Chúa Nhân Hiền kịp kéo ta về với hoà bình và công chính, Ngài hứa ban. Nhận ra thế, ta sẽ dâng lời cảm kích biết ơn hoài. Sẽ thương hoài ngàn năm, nay là thế.

Lm Kevin O’Shea CSsR biên-soạn –
Mai Tá lược dịch.

Leave a Reply