MÙA PHƯỢNG VĨ

MÙA PHƯỢNG VĨ
Nguyễn Ngọc Thể

hoaphuong           N ói đến hoa phượng, những ai đã từng trải qua một thời mài đũng quần trên ghế nhà trường đều nghĩ đến mùa hè. Dù thời gian ấy đã qua đi trong cuộc đời, nhưng bây giờ khi nghĩ đến những cánh hoa phượng rơi vương vãi trên mặt đất, ít nhiều cũng gợi cho chúng ta biết bao kỉ niệm của một thời quá khứ của thuở còn làm kiếp học trò. Nói đến mùa hè, những ai đã sống qua tuổi học trò, tuổi thanh xuân, chắc không khỏi nghĩ lại những mùa hè ngày trước, nhất là những mùa hè nơi quê nhà, đi đó đi đây, vui chơi nơi cánh đồng nội, thăm ông thăm bà hoặc đi xem những danh lam thắng cảnh.

Tháng sáu, tháng của mùa hè đang trở về. Tháng của bao học sinh nghỉ học, tạm xa lìa mái trường, bạn bè trong mấy tháng. Lại cũng có số học sinh vừa xong trung học đang chuẩn bị bước chân vào đại học. Một số khác là sinh viên đã hoặc đang chuẩn bị tốt nghiệp đại học.

Một số học sinh lợi dụng mùa hè để học thêm những môn gì cần học, nhưng cũng có em lại muốn trau dồi thêm những môn mà mình ưa thích, như âm nhạc, hội họa. Một số các em khác đang cùng với gia đình có chương trình đi chơi xa ra khỏi tiểu bang hoặc ra ngoài nước.

Mùa hè, người ta còn gọi là mùa

phượng vĩ. Cây phượng, có nhiều ở Việt nam. Loại cây này thường thấy hoa nở

rộ khi mùa hè đến. Cây có cành lá xum xuê, màu hoa đỏ rực rỡ. Vì thế, hoa

phượng nhắc nhớ mỗi người chúng ta biết là mùa hè đang đến..

 

 

 

Ngoài ra, âm thanh của một loài côn trùng khác nữa cũng làm cho chúng ta nhớ lại những mùa hè trong quá khứ. Đó là con ve sầu. Tiếng ve sầu kêu ra rả, đều đều suốt một mùa hè cũng làm cho chúng ta nhớ lại thật nhiều những mùa hè mà nay

đã chôn sâu trong ký ức. Ve sầu, như ai cũng biết, trước khi trở thành con ve sầu là một loại ấu trùng, sống dưới lòng đất. Khi lột xác, cánh mở ra, các tĩnh mạch và màu sắc bắt đầu trở nên đậm hơn và dần dần leo lên cây truớc lúc bình minh. Nhóm ve này  sống từng bầy và di chuyển từ cây này đến cây khác để tìm bạn tình.

Tuy ve sầu không cắn hoặc chích, vô hại đối với con người nhưng một khi những con ve sầu đực bắt đầu đồng loạt cất vang những bản tình ca kêu gọi “bạn tình” trong mùa giao phối đã làm náo động cả một khu vực. Khi đã thành ve sầu, việc đầu tiên là hút nhựa cây để tìm chất dinh dưỡng. Sau đó, bắt đầu ca hát để lôi cuốn loài ve cái. Ve sầu thường ca hát ở nhiệt độ 68 độ F. Nhưng khi nhiệt độ cơ thể đến khoảng 80 độ F thì các con ve đực đến hát chung tạo thành một dàn hợp xuớng nghe rất độc đáo.

 

 

 

 

Cuộc sống của ve sầu thường chỉ kéo dài từ 4-7 năm. Có loại thì sống đến 17 năm, tức từ ấu trùng rồi đến con ve và  ca hát. Nó chỉ ca hát vào khoảng 40-60 ngày thì ngả lăn ra chết. Thế cho nên, người ta hay gọi là “kiếp ve sầu”. Âm thanh của ve phát ra không có gì là vui, lại thời gian ca hát cũng không kéo dài là bao!

 

Lã-Phụng-Tiên (tức Jean de La Fontaine), một thi sĩ người Pháp viết nhiều bài thơ ngụ ngôn, trong đó ông có  bài: Con Ve và Con Kiến( la cigale et la fourmi), nói lên ý nghĩa cuộc sống của con kiến và con ve. Con kiến thì chỉ biết âm thầm chăm chỉ tha mồi tích trử cho mùa đông đến. Còn con ve chỉ biết mải mê ca hát suốt mùa hè. Khi mùa đông đến con ve mới nghĩ đến thực phẩm, nhưng vì không biết tích trử, bèn đi vay nơi “chị kiến” nhưng đã bị “chị kiến” mắng cho là không biết lo xa.

 

Người viết mấy dòng ngày thầm nghĩ, cuộc sống của chúng ta phần nào cũng giống như loài kiến là cũng biết lo tích trữ những gì cho tương lai. Con người sinh ra, lớn lên, (học hành, kết bạn), đi làm và dành dụm tiền  của để phòng khi già yếu (mùa đông). Đó là nói về thể xác. Còn tinh thần thì sao? Là người con của Chúa chúng ta còn phải lo làm điều thiện, vun trồng đạo đức, sống đời thánh thiện hầu tích lũy phần phước cho mai sau. Dĩ nhiên là không ai muốn bắt chước con ve sầu, chỉ lo (ăn chơi) ca hát để rồi khi tuổi đời bóng xế, nhìn lại thấy chẳng có gì đã dành dụm được cho những ngày đông lạnh giá đến hay còn gọi là “tu thân tích đức’ cho đời sau khi mình giã từ cõi thế.

Bây giờ, xin mời đọc thêm chi tiết bài thơ ngụ ngôn của Lã-Phụng-Tiên do Nguyễn Văn Vĩnh dịch:

 

“Ve sầu kêu ve ve,
Suốt mùa hè,
Đến kỳ gió bấc thổi,
Nguồn cơn thật bối-rối.
Một miếng cũng chẳng còn,
Ruồi bọ không một con.
Vác miệng chịu khúm-núm,
Sang chị Kiến hàng-xóm.
Xin cùng chị cho vay,
Dăm ba hạt qua ngày.
— Từ nay sang tháng hạ,
Em lại xin đem trả.
Trước thu, thề Đất Trời!
Xin đủ cả vốn lời.
Tính Kiến ghét vay cậy;
Thói ấy chẳng hề chi.
— Nắng ráo chú làm gì?
Kiến hỏi Ve như vậy.
Ve rằng:
— Luôn đêm ngày,
Tôi hát, thiệt gì bác.
Kiến rằng:
— Xưa chú hát! Nay thử múa coi đây.”

 

Nhìn thiên nhiên hoa lá, côn trùng ca hát chúng ta ai cũng đều biết là có sự an bài, sắp xếp thật huyền diệu của Thiên Chúa. Từ một côn trùng nằm yên dưới lòng đất, để rồi một ngày nào đó, côn trùng này phát triển, thay hình đổi dạng, để biến thành con ve ca hát trong mùa hè.

 

Nhìn cánh hoa phượng với màu sắc đầy rực rỡ, (cùng với muôn loài hoa khác), tô điểm thêm vẻ đẹp cho thiên nhiên, đất trời. Qua đó, chúng ta càng thấy được bàn tay vô cùng khéo léo của Đấng Hoá Công mà luôn chúc tụng Người mãi mãi.

 

 

Nguyễn Ngọc Thể

(6/2016)

 

 

 

MÙA PHƯỢNG VĨ

 

 N ói đến hoa phượng, những ai đã từng trải qua một thời mài đũng quần trên ghế nhà trường đều nghĩ đến mùa hè. Dù thời gian ấy đã qua đi trong cuộc đời, nhưng bây giờ khi nghĩ đến những cánh hoa phượng rơi vương vãi trên mặt đất, ít nhiều cũng gợi cho chúng ta biết bao kỉ niệm của một thời quá khứ của thuở còn làm kiếp học trò. Nói đến mùa hè, những ai đã sống qua tuổi học trò, tuổi thanh xuân, chắc không khỏi nghĩ lại những mùa hè ngày trước, nhất là những mùa hè nơi quê nhà, đi đó đi đây, vui chơi nơi cánh đồng nội, thăm ông thăm bà hoặc đi xem những danh lam thắng cảnh.

Tháng sáu, tháng của mùa hè đang trở về. Tháng của bao học sinh nghỉ học, tạm xa lìa mái trường, bạn bè trong mấy tháng. Lại cũng có số học sinh vừa xong trung học đang chuẩn bị bước chân vào đại học. Một số khác là sinh viên đã hoặc đang chuẩn bị tốt nghiệp đại học.

Một số học sinh lợi dụng mùa hè để học thêm những môn gì cần học, nhưng cũng có em lại muốn trau dồi thêm những môn mà mình ưa thích, như âm nhạc, hội họa. Một số các em khác đang cùng với gia đình có chương trình đi chơi xa ra khỏi tiểu bang hoặc ra ngoài nước.

Mùa hè, người ta còn gọi là mùa

phượng vĩ. Cây phượng, có nhiều ở Việt nam. Loại cây này thường thấy hoa nở

rộ khi mùa hè đến. Cây có cành lá xum xuê, màu hoa đỏ rực rỡ. Vì thế, hoa

phượng nhắc nhớ mỗi người chúng ta biết là mùa hè đang đến..

 

 

 

Ngoài ra, âm thanh của một loài côn trùng khác nữa cũng làm cho chúng ta nhớ lại những mùa hè trong quá khứ. Đó là con ve sầu. Tiếng ve sầu kêu ra rả, đều đều suốt một mùa hè cũng làm cho chúng ta nhớ lại thật nhiều những mùa hè mà nay

đã chôn sâu trong ký ức. Ve sầu, như ai cũng biết, trước khi trở thành con ve sầu là một loại ấu trùng, sống dưới lòng đất. Khi lột xác, cánh mở ra, các tĩnh mạch và màu sắc bắt đầu trở nên đậm hơn và dần dần leo lên cây truớc lúc bình minh. Nhóm ve này  sống từng bầy và di chuyển từ cây này đến cây khác để tìm bạn tình.

Tuy ve sầu không cắn hoặc chích, vô hại đối với con người nhưng một khi những con ve sầu đực bắt đầu đồng loạt cất vang những bản tình ca kêu gọi “bạn tình” trong mùa giao phối đã làm náo động cả một khu vực. Khi đã thành ve sầu, việc đầu tiên là hút nhựa cây để tìm chất dinh dưỡng. Sau đó, bắt đầu ca hát để lôi cuốn loài ve cái. Ve sầu thường ca hát ở nhiệt độ 68 độ F. Nhưng khi nhiệt độ cơ thể đến khoảng 80 độ F thì các con ve đực đến hát chung tạo thành một dàn hợp xuớng nghe rất độc đáo.

 

 

 

 

Cuộc sống của ve sầu thường chỉ kéo dài từ 4-7 năm. Có loại thì sống đến 17 năm, tức từ ấu trùng rồi đến con ve và  ca hát. Nó chỉ ca hát vào khoảng 40-60 ngày thì ngả lăn ra chết. Thế cho nên, người ta hay gọi là “kiếp ve sầu”. Âm thanh của ve phát ra không có gì là vui, lại thời gian ca hát cũng không kéo dài là bao!

 

Lã-Phụng-Tiên (tức Jean de La Fontaine), một thi sĩ người Pháp viết nhiều bài thơ ngụ ngôn, trong đó ông có  bài: Con Ve và Con Kiến( la cigale et la fourmi), nói lên ý nghĩa cuộc sống của con kiến và con ve. Con kiến thì chỉ biết âm thầm chăm chỉ tha mồi tích trử cho mùa đông đến. Còn con ve chỉ biết mải mê ca hát suốt mùa hè. Khi mùa đông đến con ve mới nghĩ đến thực phẩm, nhưng vì không biết tích trử, bèn đi vay nơi “chị kiến” nhưng đã bị “chị kiến” mắng cho là không biết lo xa.

 

Người viết mấy dòng ngày thầm nghĩ, cuộc sống của chúng ta phần nào cũng giống như loài kiến là cũng biết lo tích trữ những gì cho tương lai. Con người sinh ra, lớn lên, (học hành, kết bạn), đi làm và dành dụm tiền  của để phòng khi già yếu (mùa đông). Đó là nói về thể xác. Còn tinh thần thì sao? Là người con của Chúa chúng ta còn phải lo làm điều thiện, vun trồng đạo đức, sống đời thánh thiện hầu tích lũy phần phước cho mai sau. Dĩ nhiên là không ai muốn bắt chước con ve sầu, chỉ lo (ăn chơi) ca hát để rồi khi tuổi đời bóng xế, nhìn lại thấy chẳng có gì đã dành dụm được cho những ngày đông lạnh giá đến hay còn gọi là “tu thân tích đức’ cho đời sau khi mình giã từ cõi thế.

Bây giờ, xin mời đọc thêm chi tiết bài thơ ngụ ngôn của Lã-Phụng-Tiên do Nguyễn Văn Vĩnh dịch:

 

“Ve sầu kêu ve ve,
Suốt mùa hè,
Đến kỳ gió bấc thổi,
Nguồn cơn thật bối-rối.
Một miếng cũng chẳng còn,
Ruồi bọ không một con.
Vác miệng chịu khúm-núm,
Sang chị Kiến hàng-xóm.
Xin cùng chị cho vay,
Dăm ba hạt qua ngày.
— Từ nay sang tháng hạ,
Em lại xin đem trả.
Trước thu, thề Đất Trời!
Xin đủ cả vốn lời.
Tính Kiến ghét vay cậy;
Thói ấy chẳng hề chi.
— Nắng ráo chú làm gì?
Kiến hỏi Ve như vậy.
Ve rằng:
— Luôn đêm ngày,
Tôi hát, thiệt gì bác.
Kiến rằng:
— Xưa chú hát! Nay thử múa coi đây.”

 

Nhìn thiên nhiên hoa lá, côn trùng ca hát chúng ta ai cũng đều biết là có sự an bài, sắp xếp thật huyền diệu của Thiên Chúa. Từ một côn trùng nằm yên dưới lòng đất, để rồi một ngày nào đó, côn trùng này phát triển, thay hình đổi dạng, để biến thành con ve ca hát trong mùa hè.

 

Nhìn cánh hoa phượng với màu sắc đầy rực rỡ, (cùng với muôn loài hoa khác), tô điểm thêm vẻ đẹp cho thiên nhiên, đất trời. Qua đó, chúng ta càng thấy được bàn tay vô cùng khéo léo của Đấng Hoá Công mà luôn chúc tụng Người mãi mãi.

 

 

Nguyễn Ngọc Thể

(6/2016)

 

 

 

 

Leave a Reply