Mùa xuân đau thương

MÙA XUÂN ĐAU THƯƠNG

Những ngày tàn đông đang lùi dần theo thời gian. Phải, mùa đông đang ở buổi giao thời giữa hai mùa đông và xuân. Ngày lập xuân đang đến, như để tin đưa một mùa đông nữa ra đi. Nói đến mùa xuân, ai trong chúng ta cũng cảm thấy trong lòng có điều gì phấn chấn, vui tươi. Mùa xuân đất trời đến mang cho chúng ta một niềm vui khó tả. Mùa xuân đến mang lại cho chúng ta những tia nắng ấm dịu vợi xen lẫn những cơn gió thoảng làm tươi mát con người.Thiên nhiên, cây cối đâm chồi nầy lộc tạo nên một khung cảnh xanh tươi.

Chiều về. Đêm dần xuống. Khung cảnh trong vườnkia thật hoang vắng.  Vườn này còn gọi là vườn Ô-liu hay vườn Giết-xê-ma-ni, hay cũng còn gọi là Vườn Câu Dầu. Dường như  thấp thoáng có mấy bóng người đang  đi vào trong vườn, chân đạp trên những chiếc lá khô, nghe sột soạt.  Những người này đang bước đi chậm rãi vào trong vườn, dáng lo âu,sợ sệt. Họ vào đây để làm gì?

Kìa là Đức Giêsu, theo sau với mấy môn đồ dấu yêu.  Đêm nay, một đêm  vô cùng quan trọng của đời một Con Người. Đêm tối hẳn. Tiếng côn trùng đang rên rỉ dưới những vòm cây, bụi lá, tạo nên cảnh huyền bí lạ thường, như cũng muốn chia xẻ nỗi niềm đau thương của Con Người. Này ta cùng theo dõi đoạn ghi của  các thánh sử: “Bấy giờ Đức Giêsu đi cùng với các môn đệ đến một thửa đất gọi là Ghết-sê-ma-ni. Người nói với các môn đệ: “Anh em ngồi lại đây, Thầy đến đàng kia cầu nguyện.” (Matt. 26:36) – (Mc. 14:32) – (Lc. 22:39-40) – (Gio 18:1).

Thầy cầu nguyện để làm gì? Thầy cầu nguyện cùng Chúa Cha để cho khỏi uống “chén đắng”! Chúa Giêsu cũng là Con Thiên Chúa, sao Ngài không thay đổi được số phận “phải chết” của mình? Ngài xem ra bất lực trước sự quyết định công thẳng của Chúa Cha.Ngài quả thật là Con Thiên Chúa, nhưng vì Ngài muốn vâng phục hoàn toàn trước ý định của Chúa Cha. Ngài là Thiên Chúa, đồng  thời Ngài cũng mang thân phận của một con người như chúng ta, cũng có những lo âu, cũng sợ hãi trước cái chết sắp đến. Chính vì thế, Ngài đã cho chúng ta thấy Ngài cũng có những bản tính của một con người, ngoại trừ tội lỗi. Cái giá mà Đức Chúa Cha muốn Con Thiên Chúa phải trả là cái chết, chết thay cho cả nhận loại tội lỗi. Ngài đã phải hy sinh một lần thay cho tất cả, và chỉ duy nhất một lần mà thôi.Thánh Gioan còn nhấn mạnh cách quả quyết: “Thiên Chúa  (Cha) yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Gioan 3: 16).

2/

Ngoài Đức Giêsu ra, ai có thể “gánh lấy tội trần gian” được? Chính Đức Chúa Cha, Đấng toàn năng, toàn trí vô cùng, Ngài có thể thay đổi cách thế khác để cứu chuộc nhân thế, sao Ngài lại phải hy sinh Con Đc Nhất của mình cho cả nhân gian? Hãy nghĩ suy điều này để thấy được tình yêu của Chúa thật bao la, thật  khôn lường.

Theo gương của Thầy, Maximilian Kolbe, một linh mục tù nhân chịu chết thay cho một bạn tù khác. Ngoài Maximilian Kolbe, còn có biết  bao nhiêu vị thánh nhân khác, qua bao dòng đời, mà trong số đó, có các vị thánh tử đạo Việt nam, đã anh dũng bước theo Thầy, hy sinh mạng sống mình như để minh chứng tình yêu mà Chúa Giêsu đã trao ban cho nhân loại qua bao thế hệ.

Đây là giờ định mệnh.  Đây là phút giây quan trọng của một đời người. Chúa Giêsu cũng thấy trước việc Ngài phải hy sinh, nên sợ hãi, lo âu. Thế cho nên, trong vườn Ô-liu yên tĩnh, Chúa Giêsu, vì lo sợ trước cái chết, nên Ngài đã âm thầm năn nỉ cùng Chúa Cha: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin  cho con khỏi phải uống chén đắng này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha.” (Mt.26:39).

Đây là giờ mà Chúa Giêsu sắp phó mình cho những kẻ phản nghịch, cho môt tên phản bội đáng nêu danh ở

đây chính là Giuđa Iscariot, một thủ quỹ cho Nhóm Mười Hai. “Hễ tôi hôn ai thì bắt lấy người đó và đem đi cẩn thận.”  Giuđa nói với đám quân đi tìm bắt Chúa.Giuđa đang cần tiền và cần tiền để làm gì? Hay vì có thâm ý phản nghịch lại Thầy mình, là Người đã từng yêu thương hắn, cùng ngồi một chiếu, cùng ăn một mâm với hắn cùng với các môn đệ khác nữa. Tại sao haắn chỉ lấy có 30 chục đồng mà thôi. Mạng của Chúa Giesu chỉ đáng giá bằng 30 đồng.

Đã một lần, Giuđa thầm trách Thầy mình (hay với các đồng môn), về việc Chị Mai-đệ-liên, khi gặp Chúa, đã lấy dầu thơm đổ vào chân Chúa và lấy tóc lau chân Thầy. Việc làm này, Giuđa cho là hoang  phí, sao không lầy tiền mua dầu thơm đắt tiền này để làm việc bố thí giúp cho người nghèo khó! Nhưng đã đến giờ Giuđa muốn thực hiện ý đồ đen tối của hắn.  Ba chục đồng tiền mà kẻ  âm mưu giao nộp Đức Giêsu cho quân phản nghịch, rồi cuối cùng hắn cũng nào có dùng số tiền này để làm gì, nhưng vứt bỏ số tin này vào trong đền thờ và đi tự vẫn, vì đã làm một việc trái với lương tâm của mình!

Đây là một loại tiền bất chính. Thế mới hay, thời xưa cũng như nay, đồng tiền lúc nào cũng là con dao hai lưỡi, chi phối tâm địa con người. “Tiền là đầy tớ tốt nhưng là ông chủ xấu.” Đọc lịch sử từ cổ chí kim,

3/

chúng ta đều thấy nhan nhản những trường hợp tương tự.

Cái giá mà Chúa Giêsu phải trả là hy sinh chính mạng sống mình để cứu nhân độ thế, để ý muốn của Thiên Chúa Cha được thể hiện một cách trọn hảo. Nhân loại hởi, hãy nghĩ suy, hãy nhìn lên thánh giá Chúa và hối lỗi chính mình vì bao tội lỗi đã làm cho Chúa phải chịu đóng đinh. Và còn hơn thế nữa, bao lâu chúng ta còn sống trong xác thân tội lỗi này, mỗi lần chúng ta xúc phạm đến Chúa, mỗi lần chúng ta phạm tội, là một lần nữa, chúng ta đóng đinh Chúa vào thập giá.

Hãy đến gần bên thánh giá để cùng với Mẹ Maria, Mẫu thân yêu dấu của Người, và cùng với thánh Gioan, một môn đệ yêu quí của Chúa, để nhìn Chúa đang hấp hối, đang thốt ra những lời sau cùng với Chúa Cha: “Lạy Cha, xin Cha tha cho chúng, vì chúng chẳng biết việc chúng làm.” Rồi, với một tâm tình đầy phó thác, Ngài đã buông lời: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha.” Bóng chiều dần xuống trên đỉnh đồi Cal-vê. Đàn chim đang bay tổ, tiếng  kêu chim chíp nghe thật buồn thảm. Đềm tàn và một bình minh đang đến…

       …Từ bên kia đỉnh đồi Cal-vê, một ngày mới sắp bắt đầu, ánh bình

minh đang ló dạng, như báo hiệu một ngày rạng rỡ, với muôn tiếng chim ca hót líu lo trên không trung, báo mừng Thiên Chúa Phục Sinh, như chính Người đã nói trước.

Rồi cũng trong những ngày này, tính cho đến giờ,  đã bốn mươi bốn năm ròng rã, đất Việt thân yêu đangcòn nằm trong tay những kẻ vô thần, man rợ. Nhớ lại, đã có bao người ngã gục trên khắp các chiến trườngmiền Nam, chỉ nhằm để bảo vệ nền tự do; cũng đã có bao người chết tất tưởi trên biển khơi hay nơi rừng sâu vì phải ra đi để trốn thoát khỏi chế độ cộng sản.

Bốn mươi năm dài mang kiếp ly hương của những ai xa lìa đất tổ, lòng mãi luôn cảm thấy quặn đau mỗi khi nghĩ đến hay nhìn về cố quốc xa xăm. Bốn mươi năm dài cho hàng triệu, hàng triệu người còn sống nơi quê nhà để cam chịu bao nỗi nhục nhằn, khổ đau triền miên mà không một lối thoát.

Nguyện cầu cùng Ơn Trên, qua cuộc khổ nạn đau thương của Đức Kitô, ban cho mỗi người con Chúa ơn an bình trong cuộc sống hiện tại, dù là đang sống bên này hay bên kia bờ đại dương. Mong được sớm thấy ngày hồi sinh thực sự trên đất Việt thân yêu của chúng ta.

                Nguyễn Ngọc Thể

                  (MC & PS 2019)

Leave a Reply