Những Kitô có đóng mộc
Mũi nhọn linh đạo của cha Tony chính là điểm thứ ba mà tôi đã đề cập ngay ỏ’ phần đầu của chương này;
Tin một cách thực tế rằng
nhờ ân sủng, chúng ta có thổ trực tiếp kinh nghiệm được Thiên Chúa ngay ở đời này,
và đó là việc chúng ta phải cưong quyết nỗ lực chứ không được trì hoãn.
Điều ấy đem lại mục tiêu cho lời cầu nguyện xin ơn, khởi hứng cho những cuộc chiêm niệm lâu giờ, trào đổ một khát vọng tha thiết cho việc cầu nguyện nhóm, chú tâm vào những nhịp thở của Lòi Kinh Chúa Giêsu, và biến tất cả cuộc sống khó nghèo, những thiếu thốn và những gian nan trở nên dễ dàng trước viễn tượng của mục đích cao cả và khả dĩ đạt được ấy.
Cha Tony khai mào các cuộc tĩnh tâm của ngài bằng những cứ liệu được cẩn thận tuyển chọn từ Thánh Kinh, các giáo phụ, truyền thống Kitô Giáo và giáo huấn các thánh để minh chứng việc gặp gỡ Thiên Chúa nhãn tiền ngay ở đời này không phải là đặc ân hãn hữu của một vài nhà thần bí, nhưng là quyền bẩm sinh của mọi Kitồ hữu.
Tiếp theo những lập luận hữu lý ấy, cha Tony đã khẩn thiết kêu mời, nếu như hồng ân cao cả kia được rộng ban cho chúng ta, thi tại sao chúng ta lại đành mất cơ hội được ngồi vào bàn tiệc để rồi bằng lòng với những mụn bánh rơi?
Từ đó, kinh nghiệm về Thiên Chúa đã trở thành tâm điểm của tất cả những nỗ lực và nỗi lòng khao khát của chúng ta.
Cha Tony còn to tiếng nói thẳng với chúng tôi;
“Các bạn đúng là thứ Kitô hữu ‘hữu danh vô thực,’
không phải hay sao?
Các bạn tin vì ngưòi ta bảo các bạn tin, tất cả chỉ có thế.
Các bạn tốt thật đấy. Rồi sao nữa, vì sao các bạn biết mình là Kilô hữu?
Bởi vì các bạn có thể trưng ra chứng thư rủa tội của mình phải không?
Tôi nói với các bạn thế này;
Các bạn chỉ là những Kitô ‘có đóng mộc’ mà thôi.
Nói như thế thật quá đúng!
Kitô hữu đích thực phải là một người đã nhìn thấy, đã nghe, đã cảm nghiệm và đã sống Chúa Kitô.
Ngưòi tông đồ là một ‘chứng nhân của sự phục sinh’;
các bạn có phải là những người như thế không?
Nếu không, các bạn không được quyền mở miệng. Các bạn không cảm thấy xấu hổ thẹn thùng hay sao khi các bạn rao giảng về Thiên Chúa tại đất nước Ấn Độ này là một nơi mà chỉ có những ai đã từng nhìn thấy Thiên Chúa mói được quyền nói về Nguời?
Các bạn là con cái của thánh Ignatius, vị thánh đã mong ước các con cái của ngài trực tiếp ‘liên lạc’ với Thiên Chúa mà không cần qua một hình thức trung gian nào cả hay sao?
Trong cuộc tĩnh tâm này,
hoặc là các bạn đạt được kinh nghiệm ấy, đích thân gặp gỡ Chúa Kitô Phục Sinh,
hoặc là các bạn chẳng được một cái gì cả.
Các bạn có sẵn sàng vứt đi một tháng trời của mình hay không?
Trong tâm tư sôi nổi của mình, lúc ấy tôi nhớ lại câu định nghĩa sắc bén của Fritz Perls nói về việc “dạy học.”
Theo ông, “Dạy học là minh chứng rằng một điều gì đó là điều có thể. ”
Tôi đã áp dụng câu định nghĩa ấy vào trường hợp của riêng mình;
Cha Tony đã minh chứng cho tôi rằng
kinh nghiệm Thiên Chúa trực tiếp ở đời này
là điều có thể.
Trích: Tĩnh tâm với cha Anthony De Mello
Recent Comments