TỰ DO ĐÍCH THỰC

Tự do đích thực

Lẽ Sống
J K L

​Trong tập thơ mang tựa đề Gitanjali của thi hào Tagor có bài thơ nói về tù nhân mang đại ý như sau:

​<< -Hỡi tù nhân, hãy nói cho ta hay ai đã xiềng xích ngươi?
​Tù nhân đáp:
​-Thưa chính là chủ tôi. Tôi đã muốn thắng vượt mọi người, bằng của cải và quyền lực, cho nên tôi đã vơ vét vào kho tàng của tôi tất cả tiền bạc của chủ. Mệt mỏi vì cuộc chạy đua theo tiền của tôi, cuối cùng tôi đã thiếp ngủ ngay trên chính giường của chủ tôi. Khi thức dậy, tôi thấy mình đã bị giam hãm ngay trên kho tàng của tôi.
​-Hỡi tù nhân, hãy nói cho ta hay ai đã rèn chiếc xích sắt này cho ngươi?
​Tù nhân đáp:
​-Tôi đã muốn giam hãm tất cả thế giới, vì như thế tôi được tự do và không còn ai quấy rầy. Ngày đêm tôi đã dùng lửa, búa và chiếc dũa để rèn sợi xích này. Khi nó được hoàn thành, và chiếc móc cuối cùng được nối lại, tôi đã để cho sợi xích giam hãm cả cuộc đời của tôi, khiến không có gì có thể bẻ gãy được.>>

​Năm 1989 nước Pháp mừng kỷ niệm 200 năm cuộc cách mạng 1789, cùng việc lật đổ chế độ quân chủ, bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền được công bố ngày 4 tháng 8 năm 1789 đã đánh dấu một bước dài của nhân loại tiến đến tự do, dân chủ.

​Nhưng oái oăm thay, người ta đã nhân danh tự do để chống lại tự do và phạm không biết bao nhiêu tội ác đối với con người. Nhân danh tự do, Robespièrre đã giết hại 25 ngàn người cũng như cấm chế nhiều quyền tự do trong đó cơ bản nhất là quyền tự do tôn giáo.

​Lịch sử cũng được lập lại nhiều cuộc cách mạng sau này. Nhân danh tự do để chối bỏ tự do của người khác, nhân danh quyền con người để chà đạp quyên sống của người khác: đó là thảm trạng của không biết bao nhiêu cuộc cách mạng trong thời đại ngày nay. Chính khi con người chối bỏ tự do và chà đạp quyền sống của người khác là cũng chính lúc con người tự giam hãm mình trong nô lệ, nô lệ cho quyền lực, nô lệ cho tiền bạc, nô lệ cho sự bất an.

​Lắm khi con người tự rèn lấy cho mình xích xiềng để tự trói mình. Nhà tù ấy, sợi xích ấy, chính là lòng tham lam nơi con người: tham lam tiền của, tham lam quyền lực, tham lam danh vọng.

Leave a Reply